Bài đọc 7: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 6 - KR - Các nguồn lực cốt lõi
Thành phần thứ 6 của Mô hình Kinh doanh Canvas – Key Resources
– Những nguồn lực cốt lõi
Thành phần các nguồn lực cốt lõi mô tả những
tài sản quan trọng nhất cần có để vận hành một mô hình kinh doanh. Mỗi mô hình
kinh doanh đều đòi hỏi những nguồn lực cốt lõi. Những
nguồn lực này cho phép doanh nghiệp sáng tạo và mang đến cho khách hàng đề xuất
giá trị, tiếp cận các thị trường, duy trì mối quan hệ với các phân khúc khách
hàng và gặt hái doanh thu. Những nguồn lực cốt lõi khác nhau cần phải tùy thuộc
vào dạng thức mô hình kinh doanh. Một nhà sản xuất chip điện tử siêu vi có thể
cần những phương tiện sản xuất thâm dụng vốn, trong khi một nhà thiết kế cùng mặt
hàng này lại chú trọng hơn vào nguồn nhân lực. Các nguồn lực trọng tâm có thể
là các tài sản vật chất, tài chính, trí tuệ hoặc con người. Các công ty có thể
sở hữu hay thuê lại chúng, hoặc tiếp nhận chúng từ các đối tác chính.
Câu hỏi quan trọng cần phải trả lời:
Nguồn: youtube.com/business model canvas |
Các giải
pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu của chúng ta
đòi hỏi những nguồn lực cốt lõi nào?
Các nguồn lực cốt lõi có thể được phân loại
như sau:
Vật chất
Loại này bao gồm các tài sản vật chất hữu hình
như phương tiện sản xuất, nhà xưởng, xe cộ, máy móc, hệ thống, chuỗi cửa hàng
và mạng lưới phân phối. Những nhà bán lẻ như Wal-Mart và Amazon.com phụ thuộc mạnh
mẽ vào nguồn lực vật chất. Những nguồn lực này thường đòi hỏi đầu tư nhiều vốn.
Hệ thống bán lẻ thứ nhất sở hữu một mạng lưới khổng lồ trên toàn cầu bao gồm
các cửa hàng và cơ sở hậu cần có liên quan. Hệ thống còn lại có các cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, nhà kho và hậu cần chuyên sâu.
Tài sản trí tuệ
Các tài sản trí tuệ như thương hiệu, thông tin
độc quyền, bằng sáng chế và bản quyền, thỏa thuận hợp tác và dữ liệu về khách
hàng đang trở thành yếu tố cấu thành ngày càng quan trọng trong mô hình kinh
doanh. Phát triển các nguồn lực trí tuệ không hề dễ dàng, nhưng một khi đã được
tạo lập thành công, chúng có thể mang lại những giá trị dồi dào. Các công ty
kinh doanh hàng hóa tiêu dùng như Nike và Sony phụ thuộc mạnh mẽ vào thương hiệu
như một nguồn lực nòng cốt. Microsoft và SAP lại dựa vào phần mềm và những tài
sản trí tuệ có liên quan đã được phát triển qua nhiều năm. Qualcomm, một công
ty thiết kế và cung cấp bộ vi mạch dành cho các thiết bị di động băng thông rộng,
đã xây dựng một mô hình kinh doanh xoay quanh những thiết kế bộ vi mạch đã được
cấp phép, chính chúng mang lại cho công ty này nguồn phí cấp phép dồi dào.
Con người
Mỗi doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực, nhưng yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt nổi bật trong một số mô hình
kinh doanh nhất định. Ví dụ, nguồn nhân lực là thiết yếu trong các ngành công
nghiệp chuyên về kiến thức và sáng tạo. Một công ty dược phẩm như Novartis chẳng
hạn, trông cậy hoàn toàn vào nguồn nhân lực của mình: Mô hình kinh doanh của nó
dựa trên một đội ngũ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm và lực lượng bán hàng
giàu kỹ năng.
Tài chính
Một số mô hình kinh doanh đòi hỏi những nguồn lực tài chính và/hoặc các
khoản đảm bảo tài chính, như lượng tiền mặt, các dòng tín dụng, hay một quỹ tạo
lập từ quyền chọn cổ phiếu dành cho việc thuê những nhân công chính. Nhà sản xuất
mặt hàng viễn thông Ericsson là một ví dụ về ảnh hưởng của nguồn lực tài chính
trong một mô hình kinh doanh. Ericsson có thể quyết định vay vốn từ ngân hàng
và thị trường vốn, sau đó sử dụng một phần doanh thu để tài trợ vốn cho người
bán các thiết bị tới người tiêu dùng, để đảm bảo rằng các đơn hàng được đặt cho
Ericsson chứ không phải những đối thủ cạnh tranh khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét