Bài đọc 1 - Sơ lược về Mô hình Kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas - viết tắt: BMC.
Mô hình kinh doanh Canvas là một công cụ mang tính chiến lược có giá trị được sử dụng để khái niệm hóa các mô hình kinh doanh mới hoặc để mô tả các mô hình đang tồn tại. Nó giúp hướng dẫn các quyết định về việc tung ra sản phẩm, bắt đầu một doanh nghiệp hoặc một quy trình mới bằng cách minh họa giá trị và hoạt động cốt lõi của một công ty.
Tại sao nó thành công? Sự đơn giản và rõ ràng của bản trình bày trực quan thông qua các công cụ giúp bạn dễ dàng sử dụng một mình hoặc nhóm. Những nhân viên đầy tham vọng muốn vươn lên hàng ngũ chủ chốt trong công ty của họ và đưa ra những ý tưởng mang tính cách mạng, có giá trị cao, cũng như các doanh nhân muốn tái củng cố công ty hoặc tăng thị phần, sẽ được hưởng lợi từ việc hiểu sâu hơn về cách các doanh nghiệp của họ hoạt động như thế nào, nó tạo ra sự tăng trưởng như thế nào và đòn bẩy tăng trưởng nào là hữu ích nhất. Business Model Canvas là một cách tuyệt vời để phát triển sự hiểu biết này.
Từ khóa quan trọng cần phân biệt:
Kết quả hình ảnh cho business model canvas
Nguồn: strategyzer.com 


Mô hình kinh doanh: Mô hình mà qua đó một công ty tạo ra giá trị. Thông qua một chiến lược phát triển kinh doanh cốt lõi, giá trị này sẽ thể hiện trong phần thưởng tài chính cho các công ty mà những công ty này có các hoạt động cụ thể làm thỏa mãn khách hàng của họ.
Kế hoạch kinh doanh - business plan: một đề án, được viết trong một tài liệu chính thức, phác thảo chiến lược dựa trên các phân tích thị trường và thu thập dữ liệu và nghiên cứu một cách chặt chẽ.
Canvas: Một phác thảo cơ bản nhóm lại với nhau một tập hợp các thành phần theo cách có cấu trúc.

Nội dung chính của Mô hình Kinh doanh Canvas:

Mô hình Kinh doanh Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder (nhà lý thuyết người Áo, sinh năm 1974) và Yves Pigneur (nhà khoa học máy tính người Bỉ và là giáo sư tại Đại học Lausanne, sinh năm 1954). Công cụ này được trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất Business Model Generation của họ phát hành năm (2010). Nó được sử dụng chủ yếu (mặc dù không độc quyền) bởi các nhà khởi nghiệp, và nhằm mục đích cho phép họ biến đổi ý tưởng của họ thành sự sáng tạo và những dự án có tính cạnh tranh.
Để làm điều này, các tác giả khuyến khích mọi công ty sử dụng mô hình kinh doanh Canvas để phản ánh về giá trị mà họ tạo ra cho khách hàng của họ và cho chính họ. Mô hình này đặc biệt phù hợp với những người hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp, những doanh nghiệp có cấu trúc không phân cấp mạnh mẽ: canvas cung cấp cách tiếp cận có hệ thống hơn phần lớn các mô hình truyền thống bằng cách nêu rõ các phần khác nhau của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh Canvas là một phần của xu hướng tư duy trực quan và tư duy thiết kế. Điều này có nghĩa rằng, thông qua quá trình phi tuyến tính của nó, nó cho phép tạo ra một hệ thống trực quan có thể truy cập, dễ đọc và dễ hiểu cho mọi người. Canvas là phương tiện mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để phản ánh và xây dựng mô hình kinh doanh của chúng trên một trang giấy duy nhất: chúng có thể dễ dàng tổ chức ý tưởng  trong các hộp mẫu, di chuyển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thực tế là nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các mô hình đang được xây dựng tạo điều kiện cho định nghĩa rõ ràng về các công việc cần ưu tiên, tạo ra các kế hoạch hành động cụ thể và một cách tiếp cận sáng tạo và thích ứng, giúp đơn giản hóa sự phát triển tương lai của một kế hoạch kinh doanh. Công cụ này cũng cải thiện sự tương tác với khách hàng và tăng cường sự giao tiếp giữa nhân viên.
Bài tiếp theo (Bài đọc 2: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Case study: Economic Transformation in Vietnam