Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2018

Tình huống CSR cao học - chương 9 – Áp thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu

Hình ảnh
Tình huống - CSR cao học - chương 9 – Áp thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu source:zing.vn

Tình huống chương 6 - hệ cao học - Tranh chấp pháp lý ở Công ty Trung Nguyên

Hình ảnh
Tình huống chương 6 hệ cao học - Tranh chấp pháp lý ở Công ty Trung Nguyên Nguồn: luathathanh.com

Tình huống chương 5 - hệ cao học - Tân Hiệp Phát và con ruồi

Hình ảnh
Tình huống chương 5 - hệ cao học - Tân Hiệp Phát và con ruồi Nguồn:soha.com

New Business Model Framework - Chernev A (2017)

New Business Model Framework - Chernev A (2017)

What is Value Proposition

Hình ảnh
Nguồn: 10xu.com

Business Ideas for Startup

Hình ảnh
Ý tưởng kinh doanh cho startup

Mô hình Kinh doanh Canvas - Các câu hỏi từng thành phần

Mô hình Kinh doanh Canvas - Các câu hỏi từng thành phần Click vào đây

Mô hình Kinh doanh Canvas áp dụng vào cá nhân

Mô hình Kinh doanh Canvas áp dụng vào cá nhân. Mẫu minh họa, khi áp dụng thực tế cần phân tích chi tiết từng thành phần.

How to Diagram your Personal Business Model the Quick Way

Hình ảnh
Vận dụng Mô hình Kinh doanh Canvas lên sự nghiệp cá nhân

Business Model Canvas for Startups

Hình ảnh
Vận dụng Mô hình Kinh doanh Canvas cho doanh nghiệp mới thành lập

Alexander Osterwalder: Tools for Business Model Generation

Hình ảnh
Bài nói chuyện của Alexander Osterwalder, người sáng lập Mô hình Kinh doanh Canvas

Tổng hợp những nhóm câu hỏi quan trọng cho mỗi thành phần của BMC

Hình ảnh
Tổng hợp những câu hỏi quan trọng cho mỗi thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas Nguồn: juxtology.com

Tình huống minh họa - Phân tích Business Model Canvas của Facebook

Hình ảnh
Tình huống minh họa: Facebook Facebook là một công ty dịch vụ mạng xã hội và truyền thông xã hội trực tuyến của Mỹ có trụ sở tại Menlo Park, California . Trang web của nó được đưa ra vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, bởi Mark Zuckerberg , cùng với các sinh viên của trường Harvard và bạn cùng phòng Eduardo Saverin , Andrew McCollum , Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Nguồn: businessmodelinnovationmatters.files.wordpress.com

Tình huống minh họa: Khung mô hình kinh doanh – Áp dụng lên sản phẩm iPod/iTunes của Apple

Hình ảnh
Apple cho ra mắt iPod, thương hiệu máy nghe nhạc di động có tính biểu tượng của mình vào năm 2001. Thiết bị này liên kết với iTunes, một phần mềm cho phép người sử dụng chuyển các bản nhạc và nội dung khác từ iPod vào máy tính cá nhân. Phần mềm này cũng hỗ trợ kết nối không dây tới cửa hàng trực tuyến của Apple, nhờ đó người sử dụng có thể mua và tải nội dung. Nguồn: www.pinterest.com

Bài đọc 10: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 9 - CS - Cơ cấu chi phí

Hình ảnh
Thành phần thứ 9 của Mô hình Kinh doanh Canvas – CS - Cost Structure - Cơ cấu chi phí Cơ cấu chi phí mô tả mọi chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh. Thành phần này diễn giải những chi phí quan trọng nhất phát sinh trong khi công ty vận hành một mô hình kinh doanh cụ thể. Các hoạt động tạo lập và phân phối giá trị, duy trì quan hệ với khách hàng và tạo nguồn doanh thu đều làm phát sinh chi phí. Có thể tính toán những chi phí này một cách tương đối dễ dàng sau khi xác định các nguồn lực chủ chốt, hoạt động cốt lõi và các quan hệ đối tác chính. Tuy nhiên, một số mô hình kinh doanh nghiêng về hoạt động theo hướng định giá dựa trên cơ sở chi phí nhiều hơn những mô hình khác. Ví dụ, những hãng hàng không “bình dân” có những mô hình kinh doanh xây dựng hoàn toàn xoay quanh cơ cấu chi phí thấp. Các câu hỏi quan trọng cần phải trả lời: Nguồn: www.milanvukas.com

Bài đọc 9: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 8 - KP - Các đối tác chính

Hình ảnh
Thành phần thứ 8 của mô hình kinh doanh Canvas – KP - Key Partners - Những đối tác chính Thành phần đối tác chính mô tả mạng lưới bao gồm các nhà cung cấp và đối tác mà nhờ đó mô hình kinh doanh có thể vận hành. Các công ty hình thành mối quan hệ đối tác vì nhiều nguyên nhân và các mối quan hệ này đang ngày càng trở thành nền tảng quan trọng trong nhiều mô hình kinh doanh. Các công ty thiết lập các liên minh để tối ưu hóa mô hình kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro, hay tiếp nhận các nguồn lực. Chúng ta có thể phân loại quan hệ đối tác thành bốn hình thức sau: 1. Liên minh chiến lược giữa các công ty không cạnh tranh lẫn nhau 2. Cộng tác: Quan hệ đối tác chiến lược giữa các đối thủ cạnh tranh 3. Liên doanh nhằm phát triển nghiệp vụ kinh doanh mới 4. Quan hệ người mua - nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung cấp tin cậy Các câu hỏi quan trọng cần phải trả lời: Nguồn: Youtube.com/business model canvas

Bài đọc 8: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 7 - KA - Các hoạt động cốt lõi

Hình ảnh
Thành phần thứ 7 của Mô hình Kinh doanh Canvas – Key Activities – Những hoạt động cốt lõi Thành phần hoạt động cốt lõi mô tả những việc quan trọng nhất mà một công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình. Mọi mô hình kinh doanh đều cần đến một số hoạt động cốt lõi. Đó là những hoạt động quan trọng nhất mà một công ty phải triển khai để có thể đi vào hoạt động. Tương tự như vai trò của nguồn lực cốt lõi, chúng cũng cần thiết để có thể tạo lập và mang đến một đề xuất giá trị, tiếp cận thị trường, duy trì các mối quan hệ khách hàng và thu lợi nhuận. Và cũng giống như nguồn lực cốt lõi, các hoạt động cốt lõi có thể khác nhau phụ thuộc vào dạng thức mô hình kinh doanh. Đối với một công ty sản xuất phần mềm như Microsoft, nghiệp vụ phát triển phần mềm là một trong những hoạt động cốt lõi. Đối với một nhà sản xuất máy tính cá nhân như Dell, hoạt động cốt lõi của họ là nghiệp vụ quản trị dây chuyền cung cấp sản phẩm. Còn hoạt động cốt lõi của công ty tư vấn McKinsey là tháo gỡ ...

Bài đọc 7: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 6 - KR - Các nguồn lực cốt lõi

Hình ảnh
Thành phần thứ 6 của Mô hình Kinh doanh Canvas – Key Resources – Những nguồn lực cốt lõi Thành phần các nguồn lực cốt lõi mô tả những tài sản quan trọng nhất cần có để vận hành một mô hình kinh doanh. Mỗi mô hình kinh doanh đều đòi hỏi những nguồn lực cốt lõi . Những nguồn lực này cho phép doanh nghiệp sáng tạo và mang đến cho khách hàng đề xuất giá trị, tiếp cận các thị trường, duy trì mối quan hệ với các phân khúc khách hàng và gặt hái doanh thu. Những nguồn lực cốt lõi khác nhau cần phải tùy thuộc vào dạng thức mô hình kinh doanh. Một nhà sản xuất chip điện tử siêu vi có thể cần những phương tiện sản xuất thâm dụng vốn, trong khi một nhà thiết kế cùng mặt hàng này lại chú trọng hơn vào nguồn nhân lực. Các nguồn lực trọng tâm có thể là các tài sản vật chất, tài chính, trí tuệ hoặc con người. Các công ty có thể sở hữu hay thuê lại chúng, hoặc tiếp nhận chúng từ các đối tác chính. Câu hỏi quan trọng cần phải trả lời:  Nguồn: youtube.com/business model canvas

Bài đọc 6: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 5 - RS - Các dòng doanh thu

Hình ảnh
Thành phần thứ 5 của Mô hình Kinh doanh Canvas – RS - Revenue Streams – Các dòng doanh thu Thành phần này phản ánh lượng tiền mặt mà một công ty thu được từ mỗi phân khúc khách hàng (các chi phí phải được khấu trừ khỏi doanh thu để tạo ra thu nhập). Nếu trong mô hình kinh doanh, khách hàng giống như trái tim thì dòng doanh thu chính là những mạch máu. Một công ty phải tự hỏi rằng các khách hàng trong mỗi phân khúc thực sự sẵn sàng chi trả cho giá trị gì? Giải đáp được câu hỏi đó cho phép doanh nghiệp tạo ra một hay nhiều dòng doanh thu từ mỗi phân khúc khách hàng. Mỗi dòng doanh thu có thể có nhiều cơ chế định giá khác nhau, như giá cố định, giá có thể thương lượng, đấu giá, giá phụ thuộc thị trường, giá phụ thuộc số lượng, hay quản lý lợi nhuận. Một mô hình kinh doanh có thể bao gồm hai loại dòng doanh thu khác nhau: 1. Doanh thu từ khoản thanh toán của những khách hàng vãng lai . 2. Doanh thu tuần hoàn thu được từ những khoản thanh toán liên tục của khách hàng cố định cho ...

Bài đọc 5: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 4 - CR - Các Mối quan hệ với khách hàng

Hình ảnh
Thành phần thứ 4 của Mô hình Kinh doanh Canvas – CR – Customer Relationship –Các mối quan hệ khách hàng Thành phần này diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết lập với các phân khúc khách hàng cụ thể. Một công ty nên xác định rõ hình thức quan hệ mình muốn thiết lập với từng phân khúc khách hàng. Các mối quan hệ có thể dàn trải từ các hình thức cá nhân tới các hình thức được tự động hóa. Những mối quan hệ với khách hàng có thể được thúc đẩy bởi các động lực dưới đây: Thu hút khách hàng Duy trì khách hàng Đẩy mạnh doanh số Chẳng hạn, ban đầu các mối quan hệ khách hàng của một công ty cung cấp mạng di động được định hướng bởi những chiến lược thu hút khách hàng táo bạo, trong đó có hình thức cung cấp điện thoại di động miễn phí. Khi thị trường đã bão hòa, các công ty mạng chuyển sang tập trung vào duy trì nguồn khách hàng và gia tăng doanh thu trung bình thu được từ mỗi khách hàng. Những quan hệ khách hàng cần thiết trong mô hình kinh doanh của một công ty có ảnh hư...

Bài đọc 4: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 3 - CH - Các Kênh kinh doanh

Hình ảnh
Thành phần thứ ba của Mô hình Kinh doanh Canvas – CH - Channels - Các kênh kinh doanh Thành phần các kênh kinh doanh diễn tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình nhằm chuyển đến họ một đề xuất giá trị. Các kênh liên lạc, phân phối và bán hàng là hình ảnh đại diện cho công ty trước khách hàng. Các kênh này là những giao thức tiếp xúc với khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm của khách hàng . Chúng phục vụ một số chức năng, bao gồm: Gia tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty Hỗ trợ khách hàng đánh giá giải pháp giá trị của công ty Cho phép khách hàng mua các sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt Mang lại cho khách hàng một giải pháp giá trị Cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng Các câu hỏi quan trọng cần phải trả lời: Nguồn: Youtube.com/business model canvas Các phân khúc khách hàng của chúng ta muốn được tiếp cận thông qua các kênh kinh doanh nào? Hiện tại chúng t...

Bài đọc 3: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 2 - VP - Đề xuất giá trị

Hình ảnh
Thành phần thứ 2 của Mô hình Kinh doanh Canvas - Value Proposition - Đề xuất giá trị Thành phần đề xuất giá trị mô tả gói sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể. Đề xuất giá trị là nguyên nhân của việc các khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của công ty này thay cho sản phẩm của một công ty khác. Nó giải quyết một vấn đề hay thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Mỗi đề xuất giá trị bao gồm một gói sản phẩm và/hoặc dịch vụ nhằm th ỏa mãn  những đòi hỏi của một phân khúc khách hàng chuyên biệt. Theo nghĩa đó, đề xuất giá trị là một tổ hợp, hay một gói lợi ích mà công ty đưa tới cho khách hàng. Một số đề xuất giá trị có thể được cải tiến và đại diện cho một đề xuất bán hàng mới mẻ hay có tính đột phá. Những  đề xuất  khác có thể không mấy khác biệt so với những sản phẩm đang được chào bán trên thị trường nhưng được bổ sung thêm một số đặc trưng và thuộc tính. Nguồn: www.slideshare.net/esaife/value-proposition-canvas-101

Tình huống 1: Các phân khúc khách hàng của phòng tập GYM

Hình ảnh
Tình huống Tuấn là sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TpHCM. Suốt 4 năm đại học, Tuấn rất mê tập GYM. Tuấn dành mỗi ngày 2 tiếng luyện tập ở một phòng tập gần nhà giúp Tuấn có một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối. Tuấn phát hiện rằng, nếu biết đầu tư và tính toán cẩn thận thì mô hình kinh doanh loại hình GYM có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Nguồn: kienthucdinhduong.vn

Bài đọc 2: Chín thành phần của Mô hình Kinh doanh Canvas - Thành phần 1 - CS - Phân khúc khách hàng

Hình ảnh
Chín thành phần của mô hình kinh doanh Canvas bao gồm: 1. CS - Customer Segments - Các phân khúc khách hàng 2. VP - V alue Proposition - Đề xuất giá trị 3. CH - Channels - Các kênh kinh doanh 4. CR - Customer Relationships - Các mối quan hệ 5. RS - R evenue Streams - Các dòng doanh thu 6. KA - Key Activities - Những hoạt động cốt lõi 7. KR - Key Resources - Những nguồn lực cốt lõi 8. KP - Key Partnerships - Những đối tác chính 9. CS - C ost Structure - C ấu trúc chi phí Nguồn: Youtube.com

Bài đọc 1 - Sơ lược về Mô hình Kinh doanh Canvas

Hình ảnh
Mô hình kinh doanh Canvas - viết tắt: BMC. Mô hình kinh doanh Canvas là một công cụ mang tính chiến lược có giá trị được sử dụng để khái niệm hóa các mô hình kinh doanh mới hoặc để mô tả các mô hình đang tồn tại. Nó giúp hướng dẫn các quyết định về việc tung ra sản phẩm, bắt đầu một doanh nghiệp hoặc một quy trình mới bằng cách minh họa giá trị và hoạt động cốt lõi của một công ty. Tại sao nó thành công? Sự đơn giản và rõ ràng của bản trình bày trực quan thông qua các công cụ giúp bạn dễ dàng sử dụng một mình hoặc nhóm. Những nhân viên đầy tham vọng muốn vươn lên hàng ngũ chủ chốt trong công ty của họ và đưa ra những ý tưởng mang tính cách mạng, có giá trị cao, cũng như các doanh nhân muốn tái củng cố công ty hoặc tăng thị phần, sẽ được hưởng lợi từ việc hiểu sâu hơn về cách các doanh nghiệp của họ hoạt động như thế nào, nó tạo ra sự tăng trưởng như thế nào và đòn bẩy tăng trưởng nào là hữu ích nhất. Business Model Canvas là một cách tuyệt vời để phát triển sự hiểu biết này. Từ khó...

Những cách hiểu sai về mô hình kinh doanh

Hình ảnh
Nếu bạn hỏi 100 người mô hình kinh doanh là gì, bạn sẽ nhận được 100 câu trả lời khác nhau. Nguyên nhân chính là vì định nghĩa của khái niệm mô hình kinh doanh luôn phức tạp. Nguồn:  Dreamstime.com

Mô hình Kinh doanh (Business Model) là gì?

Mô hình kinh doanh là một khung phân tích hoặc công thức để kiếm tiền - để tạo và nắm bắt giá trị. Đơn giản hơn, mô hình kinh doanh là công thức để chúng ta kiếm lợi nhuận. Đó là phương pháp bạn sử dụng để thu hút khách hàng, phục vụ họ và kiếm tiền. Có thể chia nhỏ mô hình kinh doanh thành ba lĩnh vực cơ bản: Cung cấp, kiếm tiền và phát triển bền vững. Bạn cung cấp cái gì? Bạn sẽ kiếm tiền như thế nào từ những gì mình cung cấp? Làm thế nào bạn sẽ duy trì nó? Mô hình kinh doanh của bạn không chỉ tạo ra công thức mà bạn kiếm tiền, mà còn là bối cảnh chiến lược của tổ chức. Nói một cách đơn giản, một mô hình kinh doanh là một bộ khung của các quy tắc và các những gì cần phải làm một cách có đạo đức để doanh nghiệp có thể hoạt động. Nó cung cấp bối cảnh chiến lược cho cả dài và ngắn hạn. Nó định nghĩa và nêu rõ mục đích chiến lược, sau đó trở thành trọng tâm chung và điều khiển giữa các cấp quản lý chiến lược (Sứ mệnh, Mục tiêu, Chiến lược và Chiến thuật). Sự kết hợp của bốn điều này...