Tình huống - Sự thay đổi về chiến lược quản lý tài chính ở P&G

 Sự thay đổi về chiến lược quản lý tài chính ở P&G

Người dịch: Cao Quốc Việt

Với hàng trăm thương hiệu của các sản phẩm giấy, bột giặt, thực phẩm, sức khỏe, mỹ phẩm được bán ở hơn 130 quốc gia và hơn 60% doanh thu của nó đến từ các nguồn bên ngoài nước Mỹ. P&G là ví dụ điển hình về một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng toàn cầu. Dù lan tỏa trên toàn thế giới, nhưng mọi hoạt động tài chính của P&G, bao gồm đầu tư tài chính, quản trị tiền tệ, các quyết định liên quan đến tỷ giá hối đoái đều khá phân tán cho đến tận thập niên 90. Về cơ bản, mỗi chi nhánh quốc tế của P&G quản lý các nguồn đầu tư của nó, vay mượn, mua bán ngoại tệ, chỉ bị giới hạn các khoản vay bên ngoài bởi sự áp đặt của các nhóm quĩ quốc tế đặt tại trụ sở của P&G ở Cincinnati. 


 

Ngày nay P&G hoạt động với một hệ thống tập trung hơn, ở đó một bộ phận chức năng quản trị tài chính toàn cầu được đặt tại trụ sở công ty để giám sát chặt chẽ hơn các trung tâm tài chính khu vực trên toàn thế giới. Động thái này là một phản ứng đối với lượng gia tăng các giao dịch quốc tế của P&G và sự gia tăng lượng tiếp xúc với ngoại hối. Giống như nhiều công ty toàn cầu khác, P&G đã cố gắng hợp lý hóa hệ thống sản xuất toàn cầu của mình để tiết kiệm chi phí thông qua việc tập trung sản xuất một số dòng sản phẩm nhất định ở các địa điểm đặc biệt, trái ngược với việc sản xuất các sản phẩm ở các nước mà nó tham gia hoạt động kinh doanh. Khi nó chuyển sang hướng này, số lượng và khối lượng nguyên vật liệu và thành phẩm vận chuyển qua biên giới các quốc gia đã gia tăng nhảy vọt. Điều này dẫn đến sự gia tăng tương xứng lượng giao dịch với các loại ngoại tệ ở P&G, có thời điểm lượng giao dịch này lên đến hàng tỷ đô-la. Ngoài ra, hơn 1/3 lượng giao dịch ngoại tệ của P&G liên quan đến các giao dịch không dính đến đồng đô, chẳng hạn như có những giao dịch phải sử dụng đồng euro chuyển sang đồng won hoặc đồng  bảng Anh sang đồng yên.

P&G tin rằng việc tập trung quản lý các giao dịch ngoại hối có thể giúp công ty nhận ra một số lợi ích quan trọng. Đầu tiên, vì các chi nhánh quốc tế của P&G thường tích lũy tài khoản của nó bằng đồng tiền của các quốc gia nơi nó hoạt động kinh doanh, P&G giao dịch tiền tệ trực tiếp giữa các chi nhánh. Việc không cho ngân hàng tham gia vào quá trình giao dịch này giúp P&G tiết kiệm chi phí giao dịch với ngân hàng. Thứ hai, P&G phát hiện ra rằng nhiều chi nhánh cùa nó mua các loại tiền tệ khác nhau với số lượng nhỏ hơn 100.000 đô. P&G nhóm các nhu cầu nhỏ lại thành các đơn hàng lớn và nhờ hoạt động này nó nhận được giá bán rẻ hơn từ các trung gian cung cấp ngoại tệ. Thứ ba, P&G gom các rủi ro liên quan đến ngoại hối và đặt mua một hợp đồng quyền chọn tổ hợp(umbrella option) để bao phủ hết các loại rủi ro liên quan đến các ngoại tệ khác nhau, điều này giúp P&G tiết kiệm hơn so với việc mua hợp đồng quyền chọn cho từng loại ngoại tệ.

Thêm vào đó, để quản lý giao dịch ngoại tệ. Trung tâm hoạt động tài chính toàn cầu của P&G sắp xếp cho các chi nhánh đầu tư các nguồn quĩ thặng dư của nó và mượn tiền từ các đơn vị P&G khác thay vì từ các ngân hàng địa phương. Các công ty con có tiền mặt dư thừa cho vay các công ty thiếu, và trung tâm điều hành tài chính toàn cầu hoạt động như một định chế tài chính trung gian. P&G đã cắt giảm số lượng các ngân hàng địa phương từ 450 xuống còn 200. Việc sử dụng các khoản nợ nội bộ thay vì vay nợ từ các ngân hàng giúp P&G hạ thấp hơn chi phí vay mượn, điều này dẫn đến kết quả tiết kiệm hàng năm trên các khoản thanh toán lãi vay giảm xuống hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đô-la.

Tóm tắt tình huống và trả lời câu hỏi thảo luận:

1. P&G đã thay đổi như thế nào khi tiếp cận với việc quản trị tiền tệ toàn cầu? Tại sao công ty thực hiện sự thay đổi này?

2. Những lợi ích mang lại cho công ty khi nó tiếp cận cách quản trị tiền tệ toàn cầu theo cách mới?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Case study: Economic Transformation in Vietnam

Tình huống ôn tập - Quản trị sự thay đổi tại Công ty TNHH Tư Vấn Khảo Sát Xây Dựng VA