Bài đọc thêm CSR – ĐỘNG CƠ MỚI QUAN TRỌNG - IMMANUEL KANT

 Bài đọc thêm – Đạo đức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Dịch từ: Sandel, M., 2010. Justice. New York: Farrar, Straus and Giroux. Chapter 5

5. ĐỘNG CƠ MỚI QUAN TRỌNG - IMMANUEL KANT

NẾU TIN VÀO NHỮNG QUYỀN PHỔ QUÁT CỦA CON NGƯỜI, có lẽ bạn không phải người theo thuyết vị lợi. Nếu ai cũng đáng được tôn trọng, không phân biệt họ là ai, sống ở đâu - thì việc xem họ chỉ đơn thuần là công cụ để đám đông hạnh phúc là sai trái. (Nhớ lại câu chuyện đứa bé suy dinh dưỡng sống trong hầm kín vì lợi ích của “thành phố hạnh phúc”).

Bạn có thể bảo vệ quyền con người vì tôn trọng con người sẽ tối đa hóa lợi ích về lâu dài. Tuy nhiên trong trường hợp đó, lý do bạn tôn trọng quyền không phải là tôn trọng người nắm giữ chúng mà để làm những điều tốt hơn cho mọi người. Một cách lên án kịch bản đứa bé khốn khổ là đã làm giảm ích lợi toàn thể, và cách lên án khác coi đó là một sai trái đạo đức thuộc về bản chất: sự bất công cho đứa trẻ.



Nếu không dựa trên tính hữu ích, vậy thì cơ sở đạo đức của các quyền này là gì? Chủ nghĩa tự do cá nhân đưa ra một câu trả lời khả dĩ: Con người không nên được sử dụng như phương tiện đem lại lợi ích cho người khác, bởi làm như thế là vi phạm quyền cơ bản: quyền tự sở hữu. Cuộc sống lao động, con người của tôi chỉ thuộc về một mình tôi. Toàn thể xã hội không thể tùy tiện sử dụng chúng.

Tuy nhiên như chúng ta đã thấy, ý tưởng tự sở hữu khi được áp dụng đến tận cùng thì chỉ người theo chủ nghĩa tự do cá nhân quyết liệt mới có thể ưa thích nổi - một thị trường tự do hoàn toàn, không có hệ thống bảo hiểm giúp đỡ những người rớt lại phía sau; một nhà nước tối thiểu loại bỏ tất cả các biện pháp nhằm giảm bớt bất bình đẳng và thúc đẩy lợi ích chung; sự triệt để tán dương sự ưng thuận đến mức chấp nhận việc tự lăng mạ phẩm giá con người như ưng thuận ăn thịt người, bán thân làm nô lệ.

Ngay cả John Locke (1632-1704) - nhà lý thuyết vĩ đại về quyền sở hữu và chính quyền hạn chế - cũng không khẳng định quyền tự sở hữu không giới hạn. Ông bác bỏ quan điểm cho rằng chúng ta có thể từ bỏ cuộc sống và tự do của chính mình nếu thích. Nhưng thuyết về quyền bất khả xâm phạm của Locke lại viện dẫn đến Thượng đế, gây trở ngại cho những ai tìm kiếm cơ sở đạo đức của quyền mà không dựa trên giả định tôn giáo.

Quan điểm về quyền của Kant

Immanuel Kant (1724-1804) đưa ra quan điểm khác về nghĩa vụ và quyền - một trong những quan điểm triết học mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhất từng được đưa ra. Quan điểm này không phụ thuộc vào ý tưởng chúng ta sở hữu chính mình, hay cho rằng cuộc sống và tự do của chúng ta là món quà từ Thượng đế. Ông coi chúng ta là những thực thể có lý trí, có phẩm giá và xứng đáng được tôn trọng.

 

Kant sinh năm 1724 tại thành phố Kӧnigsberg (Đông Phổ), và chết ở đó, thọ gần tám mươi tuổi, ông xuất thân trong một gia đình trung lưu. Cha là nhà sản xuất yên cương, và cha mẹ ông là những người Pietist[17] - một giáo phái Tin lành nhấn mạnh đến cuộc sống tôn giáo bên trong và phải làm việc tốt.

Ông học tại Đại học Kӧnigsberg từ khi 16 tuổi và học rất giỏi. Trong khoảng thời gian đó, ông làm gia sư, và sau đó khi 31 tuổi, ông có công việc mang tính học thuật đầu tiên là giảng viên không có lương, ông được trả tiền dựa trên số lượng sinh viên hiện diện trong lớp của mình, ông là một giảng viên chăm chỉ và được sinh viên yêu thích, giảng khoảng hai mươi buổi một tuần với nhiều chủ đề, bao gồm siêu hình, logic, đạo đức, pháp luật, địa lý, và nhân chủng học.

Năm 1781, khi 57 tuổi, ông xuất bản cuốn sách để đời đầu tiên của mình, Phê bình lý tính thuần túy (The Critique of Pure Reason), trong đó thách thức học thuyết chủ nghĩa kinh nghiệm về nhận thức[18] gắn với David Hume và John Locke. Bốn năm sau, ông xuất bản Nền tảng siêu hình đạo đức (Groundwork for the Metaphysics of Morals), tác phẩm đầu tiên trong loạt sách về triết học đạo đức của ông. Năm năm sau khi Jeremy Bentham xuất bản Nguyên tắc của đạo đức và pháp luật (Principles of Morals and Legislation, 1780), quyển Nền tảng của Kant châm ngòi cho một chiến dịch phê bình nặng nề chủ nghĩa vị lợi. Quyển sách nhấn mạnh đạo đức không phải là sự tối đa hóa hạnh phúc hay bất kỳ mục tiêu nào khác mà là sự tôn trọng con người như những mục đích tự thân.

Tác phẩm Nền tảng của Kant xuất hiện ngay sau Cách mạng Mỹ (1776) và ngay trước Cách mạng Pháp (1789). Đồng điệu với sức ép về mặt tinh thần và đạo đức của hai cuộc cách mạng này, tác phẩm cung cấp một nền tảng vững chắc cho điều mà những nhà cách mạng thế kỷ 18 gọi là nhân quyền, và đó là thứ mà chúng ta ở đầu thế kỷ 21 gọi là nhân quyền có tính phổ quát.

Triết học của Kant khó hiểu, nhưng đừng vì thế mà sợ. Nỗ lực để hiểu thật đáng giá, vì điều thu được rất lớn. Tác phẩm này đưa ra một câu hỏi lớn: Nguyên tắc tối thượng của đạo đức là gì? Và trong quá trình trả lời câu hỏi đó, xuất hiện một câu hỏi khác cũng cực kỳ quan trọng: Tự do là gì?

Kể từ đó, đáp án của Kant cho những câu hỏi trên phủ bóng lên triết học đạo đức và chính trị. Nhưng ảnh hưởng mang tính lịch sử không phải là nguyên nhân duy nhất để chúng ta quan tâm đến ông. Thoạt nhìn có vẻ dễ nản, nhưng triết lý của Kant thực sự hé lộ nhiều suy nghĩ hiện đại về đạo đức và chính trị, ngay cả nếu chúng ta không nhận thức được điều đó. Vì vậy, hiểu Kant không chỉ là một trải nghiệm triết học mà còn là cách thức đánh giá một số giả định lớn tiềm ẩn trong đời sống chung của chúng ta.

Sự nhấn mạnh vào phẩm giá con người của Kant truyền cảm hứng cho quan niệm ngày nay về các quyền con người phổ quát. Quan trọng hơn nữa, lý giải về tự do của ông xuất hiện trong nhiều cuộc tranh luận về công lý của chúng ta ngày nay. Trong chương đầu tiên của cuốn sách này, tôi phân biệt ba phương pháp tiếp cận công lý. Cách tiếp cận của người theo thuyết vị lợi cho rằng cách xác định công lý và điều đúng nên làm là hỏi xem làm điều gì để tăng lợi ích tối đa, hay tổng hạnh phúc của toàn thể xã hội. Cách tiếp cận thứ hai kết nối công lý với tự do. Người theo chủ nghĩa tự do cá nhân đưa ra một ví dụ cho cách tiếp cận này. Họ nói rằng sự phân bố thu nhập và tài sản công bằng là bất cứ phân bố nào phát sinh từ việc trao đổi tự do hàng hóa và dịch vụ trong một thị trường tự do. Can thiệp vào thị trường là bất công - họ cho là thế - bởi vì điều này vi phạm quyền tự do lựa chọn của cá nhân. Cách tiếp cận thứ ba cho rằng công lý có nghĩa là cho mọi người những gì họ xứng đáng được nhận về mặt đạo đức - phân bổ mọi thứ để tưởng thưởng và thúc đẩy đạo đức. Như chúng ta sẽ thấy khi chuyển sang Aristotle (chương 8), phương pháp tiếp cận dựa trên đức tính này kết nối công lý với sự phản ánh về lối sống tốt đẹp.

cKant không chấp nhận cách tiếp cận đầu tiên (tối đa hóa phúc lợi) và cách tiếp cận thứ ba (thúc đẩy đạo đức), ông nghĩ rằng cả hai cách tiếp cận này đều không tôn trọng tự do của con người. Vì vậy, Kant là người ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận thứ hai - kết nối công lý và đạo đức với tự do. Nhưng ý tưởng tự do ông đưa ra rất khắt khe - khắt khe hơn so với quyền tự do lựa chọn khi chúng ta mua bán hàng hóa trên thị trường. Kant lập luận rằng những gì chúng ta thường nghĩ về tự do trên thị trường hay sự lựa chọn của người tiêu dùng không phải tự do thật sự bởi vì đó đơn giản chỉ liên quan đến việc thỏa mãn những ham muốn mà chúng ta đã không lựa chọn ngay từ đầu.

 

Ngay dưới đây, chúng ta sẽ đến với ý tưởng cao quý về tự do của Kant. Nhưng trước đó, hãy xem tại sao ông cho rằng người theo thuyết vị lợi sai lầm khi coi công lý và đạo đức chỉ là vấn đề tối đa hóa hạnh phúc.

 

Các rắc rối với việc tối đa hóa hạnh phúc

 

Kant bác bỏ thuyết vị lợi. Ông cho rằng bằng cách xác định quyền dựa trên những tính toán về điều gì sẽ tạo ra hạnh phúc lớn nhất, chủ nghĩa vị lợi khiến quyền dễ bị xâm hại. Ngoài ra còn có một vấn đề sâu xa hơn: cố gắng rút ra nguyên tắc đạo đức từ những ham muốn nhất thời của chúng ta là cách nghĩ sai lầm về đạo đức. Điều gì đó khiến nhiều người vui thích không hẳn đã đúng. Thực tế là việc đa số, cho dù thật đông, vô cùng ưa thích một quy tắc nhất định cũng không làm cho quy tắc này trở nên công bằng, Kant lập luận đạo đức không thể dựa trên những yếu tố đơn thuần mang tính kinh nghiệm, chẳng hạn như các mối quan tâm, sở thích, ham muốn, và nhu cầu nhất thời của con người, ông cho rằng những yếu tố này liên tục biến đổi và lệ thuộc, vì vậy chúng khó có thể làm cơ sở cho nguyên tắc đạo đức phổ quát, chẳng hạn như quyền con người phổ quát. Nhưng ý cơ bản hơn của Kant là việc đặt nguyên tắc đạo đức trên nền tảng các sở thích và ham muốn - ngay cả ham muốn được hạnh phúc - cũng là sự hiểu lầm đạo đức. Nguyên tắc về hạnh phúc của thuyết vị lợi “chẳng đóng góp chút nào vào việc xây dựng đạo đức, vì việc làm cho một người hạnh phúc rất khác với việc làm người đó tốt đẹp; và việc làm người ấy thận trọng hoặc sắc sảo trong việc tìm kiếm ưu thế của mình hoàn toàn khác với việc làm người đó có đức hạnh”.

 

Đặt cơ sở đạo đức dựa trên mối quan tâm và ham muốn sẽ hủy hoại chân giá trị của đạo đức. Nó không dạy chúng ta cách phân biệt đúng sai, mà “chỉ là làm thế nào để tính toán giỏi hơn”.

 

Nếu ham muốn và nhu cầu không thể đóng vai trò cơ sở đạo đức, vậy có thể là điều gì?

 

Một trong những khả năng là Thượng đế. Nhưng đó không phải là câu trả lời của Kant. Mặc dù theo đạo Cơ đốc, Kant không đặt nền tảng đạo đức trên một đấng thiêng liêng nào cả. Ông lập luận chúng ta có thể đến được nguyên tắc tối thượng của đạo đức thông qua việc thực hiện điều mà ông gọi là “lý trí thực tiễn thuần túy”. Để xem, theo Kant, làm cách nào chúng ta có thể suy lý ra các quy tắc đạo đức, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực suy lý và năng lực tự do của chúng ta mà Kant đã phát hiện ra, Kant cho rằng tất cả mọi người xứng đáng được tôn trọng, không phải vì chúng ta sở hữu chính mình mà vì chúng ta là những con người có lý trí, có khả năng suy nghĩ; chúng ta là những thực thể tự chủ, có khả năng tự do hành động và lựa chọn. Kant không nói chúng ta luôn luôn thành công trong việc hành động có lý trí hay lựa chọn một cách tự chủ. Đôi khi chúng ta làm được nhưng đôi khi lại không, ông chỉ nói chúng ta có khả năng suy nghĩ và tự do; và tất cả mọi người đều có khả năng này.

 

Kant sẵn sàng thừa nhận khả năng suy lý không phải là khả năng duy nhất chúng ta có. Chúng ta cũng có khả năng cảm nhận hạnh phúc và đau khổ. Kant thừa nhận chúng ta là những sinh vật có khả giác và lý trí. Với Kant “khả giác” có nghĩa là chúng ta có phản xạ với cảm giác, cảm xúc của mình. Vì vậy, Bentham đúng - nhưng chỉ đúng một nửa. Bentham đúng khi nói chúng ta thích hạnh phúc và ghét đau khổ. Nhưng ông sai lầm khi nhấn mạnh những cảm xúc này là “chủ nhân tuyệt đối của chúng ta”. Kant cho rằng lý trí là chủ nhân tuyệt đối, ít nhất trong một số thời điểm. Khi lý trí chi phối ý định, chúng ta không bị thúc đẩy bởi ham muốn tìm kiếm hạnh phúc và tránh khổ đau.

 

Khả năng lý trí của chúng ta gắn bó với khả năng tự do. Khi kết hợp lại, hai năng lực này làm chúng ta khác biệt, và khiến chúng ta không còn chỉ là một loài động vật.

 

Tự do là gì?

 

Để hiểu triết lý đạo đức của Kant, chúng ta cần phải hiểu ông định nghĩa tự do là gì. chúng ta thường nghĩ tự do là không có gì ngăn cản điều mình muốn làm. Kant không đồng ý vậy. Ông có một khái niệm nghiêm ngặt và khắt khe hơn về tự do.

 

Kant lý giải như sau: Cũng như thú vật, khi chúng ta tìm hạnh phúc và tránh đau khổ, chúng ta không thực sự hành động tự do. Chúng ta là nô lệ của sự ham muốn và khát khao của chính mình. Tại sao? Bởi vì bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm cách thỏa mãn ham muốn của mình, tất cả mọi thứ chúng ta làm là vì lợi ích của một mục đích cuối cùng nào đó nằm bên ngoài chúng ta. Tôi làm việc này để xoa dịu cơn đói của tôi, việc khác để giải cơn khát của tôi.

 

Giả sử tôi đang cố gắng quyết định sẽ gọi kem hương vị gì: Tôi nên gọi kem Vani, sô cô la, hay cà phê rắc vụn đường thắng caramen? Chính tôi có thể nghĩ mình tự do lựa chọn, nhưng thật ra những gì tôi làm là cố gắng tìm ra hương vị nào phù hợp nhất với sở thích của tôi - sở thích mà tôi không lựa chọn ngay từ đầu. Kant không nói thỏa mãn sở thích là sai lầm. Ý của ông là khi làm vậy, chúng ta không hành động tự do, mà hành động theo một quyết định ở bên ngoài chúng ta. Sau tất cả, tôi không chọn ham muốn đối với vị cà phê. Trong tôi đã có sẵn ham muốn đó.

 

Một vài năm trước đây, Sprite đã có một khẩu hiệu quảng cáo: “Tuân theo cơn khát của bạn”. Quảng cáo của Sprite (hẳn là tình cờ) chứa một quan điểm của Kant. Khi tôi uống chai Sprite (hoặc Pepsi hay Coke), tôi tuân theo mệnh lệnh này, chứ tôi không tự do. Tôi đáp ứng ham muốn mà mình đã không chọn. Tôi tuân theo cơn khát của mình.

 

Người ta thường tranh luận về vai trò của tự nhiên và giáo dục trong việc hình thành hành vi. Liệu ham muốn uống Sprite (hoặc đồ uống có đường khác) được mã hóa trong gene di truyền hay bị quảng cáo tác động? Với Kant, cuộc tranh luận này không quan trọng. Cho dù hành vi của tôi thuộc về bản năng sinh học hay do xã hội tác động, hành vi này không thật sự tự do. Hành động tự do, theo Kant, là hành động tự chủ, và hành động tự chủ là hành động theo quy tắc tự tôi định ra cho chính mình, không theo mệnh lệnh của tự nhiên hoặc quy ước xã hội.

 

Một cách để hiểu ý của Kant về hành động tự chủ là xét mặt đối lập của tự chủ. Kant phát minh ra từ “ngoại trị” heteronomy [19] để nói về mặt đối lập này. Khi hành động ngoại trị, tôi hành động theo quyết tâm được định ra ở bên ngoài tôi. Đây là một minh họa: Khi bạn thả quả bóng billiard, nó rơi xuống mặt đất. Khi rơi, quả bóng không hành động tự do, chuyển động của nó bị các quy luật tự nhiên chi phối, trong trường hợp này là quy luật trọng lực.

 

Giả sử tôi rơi (hoặc bị đẩy) từ nóc tòa nhà Empire State. Khi tôi lao về phía mặt đất, không ai nói rằng tôi hành động tự do, chuyển động của tôi bị trọng lực điều chỉnh, giống như quả bóng billiard.

 

Giả sử tôi rơi trúng và làm chết một người khác, về mặt đạo đức, tôi không chịu trách nhiệm trước trường hợp tử vong bất hạnh này, cũng giống như về mặt đạo đức quả bóng rơi từ một độ cao rất lớn vào đầu và làm một ai đó chết. Trong cả hai trường hợp, đối tượng rơi - tôi và quả bóng billiard - đều không hành động tự do mà bị trọng lực chi phối. Vì không có sự tự chủ nên không có trách nhiệm đạo đức.

 

Do đó, đây là sự liên hệ giữa tự do như sự tự chủ và ý tưởng của Kant về đạo đức. Hành động tự do không phải là lựa chọn phương cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đã định; đó là lựa chọn chính mục tiêu - lựa chọn mà con người có thể thực hiện và quả bóng billiard (và hầu hết động vật) không thể.

 

Người và vật

 

Bây giờ là 3:00 sáng và người bạn cùng phòng tại trường đại học hỏi tại sao bạn phải thức khuya suy ngẫm về tình huống khó xử về mặt đạo đức liên quan đến xe điện mất phanh.

 

“Để viết một tiểu luận tốt cho khóa học Nhập môn Đạo đức”, bạn trả lời.

“Nhưng tại sao phải viết một tiểu luận tốt?”, bạn cùng phòng của bạn hỏi.

“Để được điểm cao”.

“Nhưng tại sao quan tâm đến điểm?”

“Để có được một công việc tốt trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư”.

 

“Nhưng tại sao phải nhận được một công việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư?”

“Để một ngày nào đó trở thành một nhà quản lý quỹ phòng hộ”.

“Nhưng tại sao phải trở thành một người quản lý quỹ phòng hộ?”

“Để kiếm được nhiều tiền”.

“Nhưng tại sao phải kiếm được nhiều tiền?”

“Được ăn tôm hùm thường xuyên, là thứ tớ khoái. Cuối cùng thì tớ vẫn là một sinh vật khả giác. Đó là lý do tại sao tớ thức khuya suy nghĩ về cái xe mất phanh”.

 

Đây là ví dụ về điều Kant gọi là quyết tâm ngoại trị - quyết làm điều gì đó vì lợi ích của cái gì khác, cái gì khác đó lại vì lợi ích của cái gì khác nữa, và cứ như vậy (heteronomous determination—doing something for the sake of something else, for the sake of something else, and so on). Khi hành động ngoại trị, chúng ta hành động vì lợi ích của mục tiêu bên ngoài chúng ta. Chúng ta là công cụ, không phải tác giả những mục tiêu mình theo đuổi (When we act heteronomously, we act for the sake of ends given outside us. We are instruments, not authors, of the purposes we pursue)

 

Kant quan niệm tự chủ hoàn toàn trái ngược với điều này. Khi hành động tự chủ, theo quy tắc tự mình đặt ra cho bản thân, chúng ta làm một cái gì đó vì chính nó, có mục tiêu tự thân. Chúng ta không là công cụ cho mục đích ở bên ngoài chúng ta. Chính khả năng hành động tự chủ mang phẩm giá đến cho cuộc đời con người. Đó là sự khác biệt giữa người và vật. (Kant’s notion of autonomy stands in stark contrast to this. When we act autonomously, according to a law we give ourselves, we do something for its own sake, as an end in itself. We cease to be instruments of purposes given outside us. This capacity to act autonomously is what gives human life its special dignity. It marks out the difference between persons and things)

 

Đối với Kant, tôn trọng phẩm giá con người có nghĩa là đối xử với con người như một mục đích tự thân. Đây là lý do tại sao thật sai lầm khi sử dụng con người vì lợi ích chung, là điều mà thuyết vị lợi chấp nhận. Đẩy ông béo xuống đường để chặn cái xe là sử dụng ông ta như phương tiện, và do đó không tôn trọng ông ta như một mục đích tự thân. Người theo thuyết vị lợi thời kỳ khai sáng (chẳng hạn như Mill) có thể từ chối đẩy anh béo, chỉ vì lo lắng về hiệu ứng thứ hai - sự giảm bớt các ích lợi về lâu dài (mọi người sợ không dám đứng trên cầu...). Nhưng Kant khẳng định nguyên nhân không đẩy này là sai lầm. Nó vẫn coi người có thể là nạn nhân này như một công cụ, một đồ vật, một phương tiện đơn thuần đem lại hạnh phúc cho người khác. Cho phép anh béo sống, không phải vì chính anh ta, mà để những người khác có thể qua cầu mà không chần chừ.

 

Điều này gợi lên câu hỏi về điều gì làm một hành động có giá trị đạo đức. Nó đưa chúng ta từ ý tưởng tự đo đặc biệt khắt khe của Kant tới khái niệm đạo đức cũng khắt khe không kém.

 

Đạo đức là gì? Hãy xét động cơ

 

Theo Kant, giá trị đạo đức của hành động không tính đến hậu quả của hành động, mà nằm trong ý định của hành động. Điều quan trọng là động cơ, và động cơ phải thuộc về một loại nào đó. Điều quan trọng là làm việc đúng vì nó đúng, chứ không phải vì một số động cơ không nói ra.

 

Kant viết: “Một ý định tốt không phải do những gì nó tác động hay thực hiện. Nó tốt trong chính bản thân nó, cho dù nó có thành công hay không. Ngay cả nếu... ý định này hoàn toàn thiếu quyền năng để đạt đến mục đích; nếu đã nỗ lực tối đa vẫn không thực hiện được bất kỳ điều gì cả... thì nó vẫn sẽ tỏa sáng như một viên ngọc quý vì chính bản thân nó đã có giá trị đầy đủ”.

 

Để bất kỳ hành động nào tốt về đạo đức. “Tuân theo quy tắc đạo đức chưa đủ, hành động phải được thực hiện vì lợi ích của quy tắc đạo đức”,động cơ đem giá trị đạo đức cho hành động là động cơ nghĩa vụ, theo Kant có nghĩa là làm điều đúng vì một lý trí đúng.

 

Trong khi nói rằng chỉ có động cơ nghĩa vụ có giá trị đạo đức, Kant không nói chúng ta có nghĩa vụ cụ thể nào. Ông vẫn không nói cho chúng ta biết nguyên tắc tối thượng của đạo đức yêu cầu gì. Ông chỉ đơn giản nhận xét rằng khi chúng ta đánh giá giá trị đạo đức của hành động, chúng ta đánh giá động cơ chứ không phải hậu quả của nó.

 

Nếu hành động theo một số động cơ khác hơn là nghĩa vụ, ví dụ như tư lợi, thì hành động của chúng ta sẽ thiếu giá trị đạo đức. Kant cho rằng điều này đúng không chỉ đối với tư lợi mà còn với bất kỳ nỗ lực nào để đáp ứng mong muốn, ham muốn, ý thích và khát khao của chúng ta. Kant đối lập những “động cơ có tính xu hướng” như thế với động cơ nghĩa vụ. Và ông nhấn mạnh chỉ những hành động vì động cơ nghĩa vụ mới có giá trị đạo đức.

 

Người bán bàng tính toán và Better Business Bureau

 

Kant đưa ra một số ví dụ để phân biệt giữa nghĩa vụ và xu hướng. Ví dụ đầu tiên là người bán hàng khôn ngoan. Một khách hàng ít kinh nghiệm, chẳng hạn một đứa trẻ, đến cửa hàng tạp hóa mua một ổ bánh mì. Người bán hàng có thể tính tiền ổ bánh mì cao hơn giá bình thường và đứa trẻ sẽ không biết. Nhưng người bán hàng nhận thức được nếu mọi người biết mình bắt chẹt đứa trẻ theo cách này thì cửa hàng tạp hóa sẽ ế khách. Vì thế, ông quyết định bán ổ bánh mì với mức giá bình thường mà không tăng giá. Vì thế ông bán hàng làm việc đúng, nhưng vì nguyên nhân sai. Nguyên nhân duy nhất ông giao dịch trung thực với đứa trẻ là bảo vệ danh tiếng của mình. Người bán hàng hành động trung thực vì lợi ích cá nhân, và hành động này không có giá trị đạo đức.

 

Một ví dụ của thời hiện đại tương tự ví dụ người bán hàng khôn ngoan của Kant là chiến dịch tuyển dụng của Better Business Bureau (BBB) ở New York. Để tìm kiếm các thành viên mới, đôi khi BBB đăng một quảng cáo trọn một trang trên tờ New York Times với tiêu đề “Trung thực là chính sách tốt nhất. Và cũng có lợi nhất”. Dòng quảng cáo hé lộ ngay động cơ công ty đòi hỏi.

 

Trung thực. Nó cũng quan trọng như bất kỳ tài sản nào khác. Vì một doanh nghiệp giao dịch trung thực, minh bạch, và hợp lý không thể không phát đạt. Đến với Better Business Bureau để cùng hướng tới mục tiêu này. Hãy cùng tham gia với chúng tôi. Và hưởng lợi từ mục tiêu đó.

 

Kant sẽ không lên án Better Business Bureau: cổ vũ kinh doanh trung thực là điều đáng khen ngợi. Nhưng có một sự khác biệt đạo đức rất quan trọng giữa sự trung thực vì lợi ích của trung thực và trung thực vì lợi ích của doanh nghiệp. Trung thực kiểu thứ nhất là lập trường nguyên tắc, trong khi kiểu thứ hai là lập trường khôn ngoan. Kant cho rằng chỉ lập trường nguyên tắc mới phù hợp với động cơ nghĩa vụ - động cơ duy nhất tạo nên giá trị đạo đức của hành động.

 

Hoặc xem ví dụ sau: Một vài năm trước, Đại học Maryland tìm cách chống lại tình trạng gian lận lúc đó đang lan rộng bằng cách yêu cầu sinh viên ký cam kết không gian lận. Để tăng động lực, sinh viên ký cam kết nhận được thẻ giảm giá 10 đến 25% cho hàng hóa mua tại cửa hàng địa phương. Không ai biết có bao nhiêu sinh viên cam kết vì lợi ích giảm giá tại cửa hàng bán pizza. Nhưng hầu hết chúng ta đều đồng ý là sự trung thực được mua này không có giá trị đạo đức. (Việc giảm giá có hoặc không có công trong việc giảm tỷ lệ gian lận, tuy nhiên câu hỏi đạo đức là: liệu trung thực vì mong muốn được giảm giá hoặc được nhận phần thưởng có giá trị đạo đức không? Kant sẽ cho rằng không).

 

Những ví dụ này chứng tỏ sự hợp lý của Kant rằng chỉ động cơ nghĩa vụ (làm điều gì đó bởi nó đúng, không phải bởi vì nó thuận tiện hay hữu ích) mới mang lại giá trị đạo đức cho hành động. Nhưng hai ví dụ tiếp theo đưa ra sự phức tạp trong ý tưởng của Kant.

 

Vẫn sống

 

Ví dụ đầu tiên của Kant liên quan đến nghĩa vụ phải bảo vệ mạng sống của chính mình. Vì đa phần mọi người đều có khát vọng sống, nghĩa vụ này hiếm khi xuất hiện. Do đó hầu hết các biện pháp phòng ngừa chúng ta làm để bảo vệ mạng sống chính mình thiếu giá trị đạo đức. Thắt dây an toàn và kiểm soát mức cholesterol trong máu là hành động khôn ngoan, không phải hành động đạo đức.

 

Kant nhận ra thật rất khó để biết những động cơ nào thúc đẩy mọi người hành động. Và ông thừa nhận cả hai động cơ trách nhiệm và xu hướng (inclination) cùng có thể xuất hiện. Ý của ông là chỉ động cơ nghĩa vụ - làm điều gì đó bởi vì nó đúng, không phải vì nó hữu ích hay làm thỏa mãn - mới mang giá trị đạo đức cho hành động, ông minh họa ý tưởng này với ví dụ tự tử. (Kant acknowledges that it is often difficult to know what motivates people to act as they do. And he recognizes that motives of duty and inclination may both be present. His point is that only the motive of duty—doing something because it’s right, not because it’s useful or pleasing or convenient—confers moral worth on an action. He illustrates this point with the example of suicide.)

 

Hầu hết mọi người tiếp tục sống bởi vì họ yêu cuộc sống, không phải vì họ có nghĩa vụ phải làm vậy. Kant đưa ra một trường hợp động cơ nghĩa vụ xuất hiện, ông tưởng tượng một người khổ sở khốn cùng, tuyệt vọng đến mức không còn muốn sống. Nếu người đó vẫn giữ vững ý chí bảo vệ mạng sống của mình, không vì ý muốn mà từ bỏ nghĩa vụ, thì khi đó hành động của anh ta có giá trị đạo đức. (Most people go on living because they love life, not because they have a duty to do so. Kant offers a case where the motive of duty comes into view. He imagines a hopeless, miserable person so filled with despair that he has no desire to go on living. If such a person summons the will to preserve his life, not from inclination but from duty, then his action has moral worth)

 

Kant không đòi hỏi rằng chỉ những người khốn khổ mới có thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ mạng sống của mình. Yêu đời và khát vọng sống là lý do chính đáng. Khát vọng muốn sống không làm suy yếu giá trị đạo đức của hành động giữ mạng sống của ai đó, miễn là người này ghi nhận nghĩa vụ bảo vệ mạng sống của chính mình, và làm điều đó với lý do này trong đầu. (Kant does not maintain that only miserable people can fulfill the duty to preserve their lives. It is possible to love life and still preserve it for the right reason—namely, that one has a duty to do so. The desire to go on living doesn’t undermine the moral worth of preserving one’s life, provided the person recognizes the duty to preserve his or her own life, and does so with this reason in mind.)

 

Đạo đức kẻ lãnh đạm - The moral misanthrope

Có lẽ ví dụ khó khăn nhất cho quan điểm của Kant liên quan đến những điều ông coi là nghĩa vụ giúp đỡ người khác. Một số người có lòng thương người và vui sướng khi giúp người khác. Nhưng với Kant, làm việc tốt với lòng từ bi “cho dù đúng và cho dù tử tế” không có giá trị đạo đức. Điều này có vẻ trái khoáy. Phải chăng vui sướng khi giúp đỡ người khác là không đúng? Kant sẽ nói đúng thế. Ông chắc chắn không nghĩ hành động với lòng trắc ẩn là sai. Tuy nhiên, ông phân biệt giữa động cơ giúp đỡ người khác - làm việc thiện mang lại niềm vui và động cơ nghĩa vụ. Và ông cho rằng chỉ động cơ nghĩa vụ mới tạo ra giá trị đạo đức của hành động. Từ bi và vị tha “đáng khen ngợi và động viên, nhưng không đáng kính”.

 

Nhưng thế thì cái gì khiến hành động làm việc thiện có giá trị đạo đức? Kant đưa ra kịch bản sau: Hãy tưởng tượng người giàu lòng trắc ẩn của chúng ta chịu đựng một nỗi bất hạnh to lớn dập tắt tình yêu của anh ta với nhân loại. Anh trở thành một người lãnh đạm, thiếu sự cảm thông và lòng từ bi. Nhưng con người có trái tim băng giá ấy vượt qua sự lãnh đạm của mình và giúp đỡ đồng loại. Không có bất kỳ động cơ xu hướng nào, anh làm vậy “chỉ vì lợi ích của chính nghĩa vụ”. Giờ đây, lần đầu tiên, hành động của anh ta có giá trị đạo đức.

Điều này dường như là một phán xét kỳ lạ. Phải chăng Kant có ý biến kẻ lãnh đạm thành một mẫu hình đạo đức? Không, không hẳn thế. Lấy làm vui khi làm việc đúng không nhất thiết làm suy yếu giá trị đạo đức của hành động. Kant bảo chúng ta rằng điều quan trọng là những hành động tốt được thực hiện bởi vì đó là điều đúng phải làm - bất kể nó có làm chúng ta vui hay không.

 

Anh hùng tại cuộc thi đánh vần

 

Xét vụ việc xảy ra vài năm trước đây tại cuộc thi đánh vần quốc gia ở Washington, DC. Một cậu bé mười ba tuổi được yêu cầu đánh vần từ echolalia - có nghĩa là có xu hướng lặp lại bất cứ điều gì nghe được. Mặc dù cậu bé đánh vần sai, các vị giám khảo nghe nhầm và nói cậu bé đánh vần đúng, và cho phép cậu bé tiến vào vòng trong.

 

Khi biết mình đánh vần sai, cận bé đã đến gặp và nói với giám khảo. Cuối cùng cậu bé bị loại khỏi cuộc thi. Tiêu đề của các tờ báo ngày hôm sau tuyên bố cậu chàng trẻ tuổi trung thực là “anh hùng của cuộc thi chính tả”, và ảnh của cậu xuất hiện trên tờ New York Times. “Các vị giám khảo nói tôi rất chính trực” - cậu bé nói với các phóng viên thế. Cậu nói thêm một phần động cơ của mình là: “Tôi không muốn cảm thấy chơi bẩn”.

 

Khi tôi đọc lời cậu bé trên báo, tôi tự hỏi Kant sẽ nghĩ sao. Tất nhiên “không muốn cảm thấy chơi bẩn” là động cơ có tính xu hướng. Vì thế, nếu đó là động lực để cậu bé nói thật, dường như nó sẽ làm suy yếu giá trị đạo đức trong hành động của cậu bé. Nhưng điều này có vẻ quá khắc nghiệt. Vì như thế chỉ những người vô cảm mới có thể thực hiện các hành động có giá trị về mặt đạo đức. Tôi không nghĩ đây là ý của Kant.

 

Nếu lý do duy nhất để cậu bé nói thật là để tránh cảm giác tội lỗi, hoặc để tránh ô danh nếu sai trái bị phát hiện, thì hành động nói thật của cậu bé không có giá trị đạo đức. Nhưng nếu cậu nói thật vì biết đó là điều phải làm, hành động của cậu có giá trị đạo đức bất kể làm thế có thêm niềm vui hay sự thỏa mãn hay không. Chừng nào cậu làm đúng vì lý do đúng thì cảm giác vui sướng về điều đó mới không làm suy yếu giá trị đạo đức của hành động.

 

Cũng đúng như ví dụ người giàu lòng trắc ẩn của Kant. Nếu ông ta giúp đỡ người khác chỉ đơn giản vì điều đó làm ông vui thì hành động đó thiếu giá trị đạo đức. Nhưng nếu ông nhận ra nghĩa vụ phải giúp đỡ mọi đồng loại và hành động theo nghĩa vụ đó, thì những niềm vui có được từ hành động không làm giảm giá trị đạo đức.

 

Trên thực tế, nghĩa vụ và xu hướng thường cùng tồn tại, Phân loại động cơ của chính bản thân mình đã khó, nói chi đến việc xác định rõ ràng động cơ của người khác. Kant không phủ nhận điều này. Ông cũng không nghĩ chỉ người chán đời lòng dạ sắt đá mới có thể thực hiện hành động có giá trị đạo đức. Mục đích trong ví dụ người chán đời là cô lập động cơ nghĩa vụ, để nó không bị sự đồng cảm hay lòng từ bi che khuất. Và một khi hiểu động cơ nghĩa vụ, chúng ta có thể xác định những đặc điểm của hành động tốt tạo ra giá trị đạo đức cho hành động - cụ thể đó là các nguyên tắc chứ không phải hậu quả. (In practice, of course, duty and inclination often coexist. It is often hard to sort out one’s own motives, let alone know for sure the motives of other people. Kant doesn’t deny this. Nor does he think that only a hardhearted misanthrope can perform morally worthy acts. The point of his misanthrope example is to isolate the motive of duty—to see it unclouded by sympathy or compassion. And once we glimpse the motive of duty, we can identify the feature of our good deeds that gives them their moral worth—namely, their principle, not their consequences)

 

Nguyên tắc tối thượng của đạo đức là gì? What Is the Supreme Principle of Morality?

 

Nếu đạo đức có nghĩa là hành động theo động cơ nghĩa vụ, vẫn còn phải xét nghĩa vụ đòi hỏi điều gì. Xác định điều này, theo Kant, là để tìm hiểu nguyên tắc tối thượng của đạo đức. Nguyên tắc tối thượng của đạo đức là gì? Mục đích của Kant trong tác phẩm Nền tảng là để trả lời câu hỏi đó.

 

Chúng ta có thể tiếp cận câu trả lời của Kant bằng cách quan sát cách ông kết nối ba ý tưởng lớn: đạo đức, tự do và lý trí. Ông giải thích những ý tưởng này thông qua một chuỗi các đối lập hoặc nhị nguyên luận. Chúng có vẻ khó hiểu, nhưng nếu nhận rõ tính song hành giữa các khái niệm đối lập này, bạn đang trên đường hiểu rõ triết lý đạo đức của Kant. Dưới đây là những cặp đối lập cần nhớ.

 

Đối lập 1 (đạo đức): nghĩa vụ - xu hướng (những việc bắt buộc phải làm – những việc muốn làm)

 

Đối lập 2 (tự đo): tự chủ - ngoại trị

 

Đối lập 3 (lý trí): mệnh lệnh tuyệt đối - mệnh lệnh giả thuyết (categorical v. hypothetical imperatives)

 

Chúng ta đã khám phá đối lập đầu tiên giữa nghĩa vụ và xu hướng. Chỉ động cơ nghĩa vụ mới khiến hành động có giá trị đạo đức. Để tôi cố gắng giải thích hai đối lập kia.

 

Đối lập thứ hai mô tả hai cách xác lập ý chí khác nhau: tự chủ và ngoại trị. Theo Kant, tôi tự do chỉ khi ý chí của tôi được xác lập tự chủ, bị chi phối bởi quy tắc do tôi tự đặt ra cho bản thân mình. Một lần nữa, chúng ta thường nghĩ tự do là có thể làm những gì mình muốn, theo đuổi ước vọng mà không bị cản trở. Nhưng Kant đưa ra một thách thức mạnh mẽ cho cách nghĩ về tự do này: Nếu ngay từ đầu bạn không tự do chọn những ham muốn, thì làm thế nào bạn có thể nghĩ mình tự do khi mưu cầu chúng? Kant đặt thách thức này trong đối lập giữa tự chủ và ngoại trị.

 

Khi ý chí của tôi có tính chất ngoại trị, nó được xác định từ bên ngoài tôi. Nhưng điều này nêu lên một vấn đề khó khăn: Nếu tự do là điều gì đó còn hơn việc theo đuổi ham muốn và xu hướng thì làm sao lại có thể thế được? Chẳng phải tất cả mọi thứ tôi làm đều bị thúc đẩy bởi những ham muốn hay xu hướng nào đó do ảnh hưởng của bên ngoài sao?

 

Câu trả lời hoàn toàn không rõ ràng. Kant nhận xét “mọi sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên đều tuân theo các quy luật”, chẳng hạn như luật tất yếu tự nhiên, các định luật vật lý, luật nhân quả. Chúng ta cũng bị chi phối như vậy. Chúng ta xét cho cùng là các sinh vật tự nhiên. Con người không được miễn trừ các luật tự nhiên.

 

Nhưng nếu có khả năng tự do, chúng ta phải có khả năng hành động theo một số quy tắc khác với quy luật vật lý. Kant cho rằng tất cả hành động bị chi phối bởi các kiểu quy luật khác nhau. Và nếu hành động của chúng ta chỉ bị các quy luật vật lý chi phối, thì chúng ta sẽ không khác gì quả bóng. Vì vậy, nếu có khả năng tự do, chúng ta phải có khả năng hành động không theo một quy tắc được bên ngoài áp đặt lên chúng ta, mà theo các quy tắc chúng ta tự định ra cho chính mình. Nhưng những quy tắc như thế đến từ đâu?

 

Câu trả lời của Kant: từ lý trí. Chúng ta không chỉ là sinh vật khả giác, bị chi phối bởi niềm vui và nỗi buồn do giác quan mang lại, chúng ta cũng là con người có lý trí với khả năng suy lý. Nếu lý trí quyết định ý chí của tôi, thì ý chí này sau đó sẽ trở thành sức mạnh để lựa chọn - đối lập với các mệnh lệnh của tự nhiên hoặc sự lệch lạc. (Chú ý Kant không khẳng định lý trí luôn chi phối ý chí, ông chỉ nói chừng nào tôi có khả năng hành động tự do theo quy tắc tôi đặt ra cho bản thân, thì đó là trường hợp lý trí chi phối ý chí của tôi).

Tất nhiên, Kant không phải triết gia đầu tiên cho rằng con người có khả năng suy lý. Nhưng ý tưởng của ông về lý trí - giống như quan niệm của ông về tự do, đạo đức - đặc biệt khắt khe. Đối với những triết gia của chủ nghĩa kinh nghiệm, bao gồm người theo thuyết vị lợi, lý trí hoàn toàn là công cụ. Nó cho phép chúng ta xác định phương tiện mưu cầu mục tiêu - mục tiêu mà lý trí không cung cấp. Thomas Hobbes gọi lý trí là “Người dò đường cho những ham muốn”. David Hume gọi lý trí là “nô lệ của niềm đam mê”.

 

Người theo thuyết vị lợi xem con người có khả năng suy lý, nhưng chỉ là lý trí công cụ. Lý trí làm việc - theo thuyết vị lợi - không phải để xác định mục tiêu nào đáng giá phải theo đuổi. Nhiệm vụ của lý trí là để tìm ra cách tối đa hóa lợi ích bằng cách đáp ứng những mong muốn nhất thời của chúng ta.

 

Kant bác bỏ vai trò lệ thuộc này của lý trí. Với ông, lý trí không phải nô lệ của niềm đam mê. Nếu lý trí chỉ hướng tới đam mê, Kant nói, chúng ta chỉ còn tính bản năng. Ý tưởng của Kant về lý trí - lý trí thực tiễn, kiểu lý trí liên quan đến đạo đức, không phải lý trí công cụ mà là “lý trí thuần túy thực tiễn, đứng trên tất cả, bất chấp tất cả mục tiêu thực nghiệm”.

 

Mệnh lệnh tuyệt đối và mệnh lệnh giả thuyết (categorical v. hypothetical imperatives)

 

Nhưng lý trí làm điều này như thế nào? Kant phân biệt hai cách lý trí ra lệnh cho ý chí, hai kiểu mệnh lệnh khác nhau. Loại mệnh lệnh quen thuộc nhất là mệnh lệnh giả thuyết. Mệnh lệnh giả thuyết là lý trí công cụ: Nếu muốn X thì hãy làm Y. Nếu muốn doanh nghiệp có danh tiếng, hãy đối xử trung thực với khách hàng.

 

Kant đối lập mệnh lệnh giả thuyết - thứ luôn luôn cứ điều kiện - với mệnh lệnh vô điều kiện: mệnh lệnh tuyệt đối, Kant viết “Nếu hành động tốt chỉ với tư cách một phương tiện để đạt một thứ gì đó khác thì mệnh lệnh là giả thuyết. Nếu hành động tốt trong chính bản thân nó, và do đó cần một ý chí phù hợp với lý trí, thì mệnh lệnh là tuyệt đối”.

But how can reason do this? Kant distinguishes two ways that reason can command the will, two different kinds of imperative. One kind of imperative, perhaps the most familiar kind, is a hypothetical imperative. Hypothetical imperatives use instrumental reason: If you want X, then do Y. If you want a good business reputation, then treat your customers honestly.

Kant contrasts hypothetical imperatives, which are always conditional, with a kind of imperative that is unconditional: a categorical imperative. “If the action would be good solely as a means to something else,” Kant writes, “the imperative is hypothetical. If the action is represented as good in itself, and therefore as necessary for a will which of itself accords with reason, then the imperative is categorical.

Thuật ngữ tuyệt đối (categorical) có vẻ khó hiểu, nhưng ý nghĩa không khác nhiều so với cách sử dụng thông thường của thuật ngữ này. Kant ngụ ý “tuyệt đối” là vô điều kiện. Chẳng hạn khi một chính trị gia phủ nhận tuyệt đối một vụ tai tiếng bị cáo buộc, phủ nhận này không chỉ mạnh mẽ mà còn vô điều kiện - không có bất kỳ lỗ hổng hoặc ngoại lệ. Tương tự, một nghĩa vụ tuyệt đối hoặc một quyền tuyệt đối là thứ được áp dụng bất kể hoàn cảnh nào.

 

Với Kant, mệnh lệnh tuyệt đối ra lệnh một cách rõ ràng - không xét đến hoặc phụ thuộc vào bất cứ mục tiêu nào khác. “Nó không liên quan đến chủ đề của hành động và kết quả ước đoán, mà liên quan tới hình thái và nguyên tắc gốc của nó. Và những gì cơ bản là tốt trong hành động cốt ở khuynh hướng tinh thần, bất chấp kết quả là gì đi chăng nữa”. Kant lập luận chỉ mệnh lệnh tuyệt đối mới đủ điều kiện là mệnh lệnh của đạo đức.

 

Giờ đã xuất hiện kết nối giữa ba cặp đối lập song song. Để được tự do theo ý nghĩa tự chủ, tôi hành động không theo mệnh lệnh giả thuyết, mà theo mệnh lệnh tuyệt đối. Điều này để lại một câu hỏi lớn: Mệnh lệnh tuyệt đối là gì, và nó ra lệnh nào cho chúng ta? Kant nói chúng ta có thể trả lời câu hỏi này từ ý tưởng “một quy tắc thực tế mà tự bản thân nó ra mệnh lệnh tuyệt đối và không cần bất kỳ động cơ nào khác”. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi từ ý tưởng của một quy tắc liên kết chúng ta - các sinh vật có lý trí, bất chấp mỗi người có mục tiêu riêng. Vậy chúng là gì? Kant đưa ra một vài phiên bản hay công thức cho mệnh lệnh tuyệt đối, mà ông tin rằng tất cả chỉ tới cùng một đích.

 

Mệnh lệnh tuyệt đối I: Phổ quát hóa châm ngôn của bạn

Phiên bản đầu tiên của Kant được gọi là công thức quy luật phổ quát: “Hãy chỉ hành động theo những phương châm mà bạn đồng thời mong muốn chúng là những quy luật phổ quát”. Kant định nghĩa “phương châm” là quy tắc hay nguyên tắc tạo nên lý do cho hành động, ông nói trong thực tế, chúng ta nên hành động theo những nguyên tắc mà chúng ta có thể phổ quát hóa mà không bị mâu thuẫn. Để xem ý của Kant là gì, hãy xem xét một vấn đề đạo đức cụ thể: Có bao giờ đúng khi hứa một điều bạn biết sẽ không thể giữ lời?

 

Giả sử tôi vô cùng cần và vì thế hỏi bạn vay tiền. Tôi hoàn toàn biết rõ mình sẽ không thể trả nợ sớm. Về mặt đạo đức liệu có thể chấp nhận để được vay, tôi hứa “cuội” sẽ trả tiền ngay; một lời hứa tôi biết tôi không thể giữ? Liệu lời hứa cuội có nhất quán với mệnh lệnh tuyệt đối không? Kant nói không; tuyệt đối không. Cách có thể thấy lời hứa cuội mâu thuẫn với mệnh lệnh tuyệt đối là cố gắng phổ quát châm ngôn mà tôi định hành động theo.

Châm ngôn trong trường hợp này là gì? Một điều gì đó đại khái thế này: “Mỗi khi có ai đó cần tiền, anh ta sẽ xin vay một khoản và hứa sẽ sớm trả nợ, mặc dù biết mình không thể làm điều đó”. Nếu bạn cố gắng phổ quát và đồng thời thực hiện theo châm ngôn này, Kant nói, bạn sẽ khám phá ra mâu thuẫn. Nếu mọi người hứa cuội khi cần tiền, không ai có thể tin tưởng lời hứa. Thực tế, sẽ không còn cái gọi là lời hứa, phổ quát việc hứa cuội sẽ phá hủy quy tắc giữ lời hứa. Nhưng sau đó bạn sẽ không bao giờ có thể vay được tiền bằng cách hứa hẹn. Điều này khiến hứa cuội sai trái về mặt đạo đức và không phải là mệnh lệnh tuyệt đối.

Một số người thấy phiên bản mệnh lệnh tuyệt đối này của Kant không thuyết phục. Cách thức phổ quát này có nét tương đồng cách người lớn hỏi trẻ em không xếp hàng hay nói tranh lượt “Sẽ ra sao nếu ai cũng làm thế?”. Nếu mọi người nói dối thì sau đó không ai có thể tin ai, và tất cả chúng ta cùng đau khổ. Nếu đó là điều Kant nói, ông đã đưa ra một lập luận duy hậu quả - loại bỏ tất cả lời hứa cuội không phải vì nguyên tắc, mà vì tác động xấu của nó.

 

Không chỉ có nhà tư tưởng John Stuart Mill chỉ trích Kant. Nhưng Mill hiểu sai ý Kant. Đối với Kant, việc xem thử liệu tôi có thể phổ cập châm ngôn hành động của tôi và tiếp tục hành động theo châm ngôn đó hay không không phải là cách suy đoán về hậu quả có thể xảy ra. Đó là cách thử nghiệm để xem liệu châm ngôn của tôi có phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối không. Một lời hứa cuội sai trái về mặt đạo đức không phải vì nó sẽ làm suy yếu niềm tin (mặc dù rất có thể nó gây ra hậu quả đó). Nó sai bởi vì tôi đặt nhu cầu và ham muốn (tiền trong trường hợp này) của tôi lên trên nhu cầu và ham muốn của những người khác. Thử nghiệm phổ quát đưa đến một phát biểu đạo đức có tác động mạnh: đó là cách để kiểm tra xem hành động tôi định thực hiện có đặt sở thích và hoàn cảnh đặc biệt của tôi lên trước của những người khác không.

 

Mệnh lệnh tuyệt đối II: Đối xử với người như mục đích tự thân

 

Ảnh hưởng đạo đức của mệnh lệnh tuyệt đối trở nên rõ ràng hơn trong công thức thứ hai của Kant, công thức coi con người là mục đích. Kant giới thiệu phiên bản thứ hai của mệnh lệnh tuyệt đối như sau: Chúng ta không thể đặt các quy tắc đạo đức trên nền tảng lợi ích, mục đích, hoặc mục tiêu cụ thể nào, bởi nếu làm thế quy tắc đạo đức chỉ có tính tương đối với người có những mục tiêu đó. “Nhưng giả sử có một cái gì đó mà bản thân sự tồn tại của nó có một giá trị tuyệt đối”, có mục đích tự thân. “Thì trong nó, và chỉ trong nó mà thôi, có nền tảng cho mệnh lệnh tuyệt đối”.

Điều gì có thể có giá trị tuyệt đối, có mục đích tự thân? Kant trả lời: nhân loại. “Tôi cho rằng con người và nói chung tất cả sinh vật có lý trí, tồn tại như một mục đích tự thân, không chỉ đơn thuần là phương tiện để ý chí này hay ý chí kia tùy tiện sử dụng”. Kant nhắc chúng ta, đây là sự khác biệt căn bản giữa người và vật. Người là sinh vật có lý trí. Người không chỉ có giá trị tương đối, người có một giá trị tuyệt đối, một giá trị nội tại. Đó là các sinh vật lý trí có phẩm giá.

Dòng lý luận này của Kant dẫn đến công thức thứ hai của mệnh lệnh tuyệt đối “Hành động theo cách luôn coi nhân loại, cho dù chính bạn hay người khác, như là mục đích, chứ đừng bao giờ chỉ là phương tiện để đạt mục đích” Đây là công thức coi nhân loại như mục đích.

Xét lại ví dụ lời hứa cuội. Công thức thứ hai của mệnh lệnh tuyệt đối giúp chúng ta xem tại sao nó sai, từ một góc độ hơi khác. Khi tôi hứa trả bạn số tiền mà tôi hy vọng được vay và biết mình sẽ không thể trả, tôi đang thao túng bạn. Tôi sử dụng bạn như phương tiện để lấy tiền, không đối xử với bạn như một mục đích đáng phải tôn trọng.

 

Bây giờ xem xét trường hợp tự tử. Điều thú vị cần ghi nhận là cả giết người và tự tử đều trái với mệnh lệnh tuyệt đối với cùng một lý do. Chúng ta thường nghĩ giết người và tự tử là các hành vi rất khác nhau về mặt đạo đức. Giết người là lấy đi sinh mạng của ai đó, trái ngược với ý chí của người đó trong khi tự tử là sự lựa chọn của người muốn chết. Nhưng quan niệm của Kant - xem nhân loại như mục đích - coi giết người và tự tử là như nhau. Nếu giết người, tôi lấy đi mạng sống một ai đó vì lợi ích của chính tôi -cướp ngân hàng, củng cố quyền lực chính trị của tôi, hoặc làm tôi hết tức giận. Tôi sử dụng những nạn nhân như phương tiện và không tôn trọng con người đó như mục đích. Đấy là lý do tại sao giết người vi phạm mệnh lệnh tuyệt đối.

Với Kant, tự tử vi phạm mệnh lệnh tuyệt đối hệt như giết người. Nếu tôi kết thúc cuộc sống của tôi để thoát khỏi tình trạng đau đớn, tôi sử dụng bản thân mình như phương tiện để làm giảm nỗi khổ của chính mình. Tuy nhiên, như Kant nhắc nhở chúng ta, người không phải là đồ vật, “không phải thứ gì đó chỉ để được sử dụng như phương tiện”. Tôi không có quyền tước đoạt đi mạng sống của chính bản thân tôi hay của người khác. Đối với Kant, tự tử và giết người là sai với cùng lý do. Cả hai đều xem người là đồ vật, và không tôn trọng con người như một mục đích tự thân.

Ví dụ tự sát đưa ra một đặc tính của điều mà Kant coi là nghĩa vụ tôn trọng đồng loại của con người. Đối với Kant, tự trọng và tôn trọng người khác đến từ cùng một nguyên tắc. Chúng ta ai cũng có nghĩa vụ tôn trọng này do con người có lý trí, là sinh vật mang nhân tính. Điều này không có quan hệ gì với việc người đó là ai.

Có một sự khác biệt giữa tôn trọng và các dạng tình cảm khác của con người. Tình yêu, sự cảm thông, tình đoàn kết, và đồng cảm là các tình cảm kéo chúng ta đến gần một số người hơn những người khác. Nhưng lý do chúng ta phải tôn trọng phẩm giá loài người không liên quan gì đến tất cả những tình cảm trên. Tôn trọng kiểu Kant không giống tình yêu, sự cảm thông, tính đoàn kết hay sự đồng cảm, Sự quan tâm tới người khác vì những tình cảm trên liên quan đến một con người cụ thể nào đó. Chúng ta yêu thương người bạn đời và các thành viên trong gia đình mình. Chúng ta cảm thông với những người mình quen biết. Chúng ta đoàn kết với bạn bè và đồng chí của mình.

Nhưng tôn trọng kiểu Kant là tôn trọng nhân loại nói chung, vì khả năng lý trí giống hệt nhau bên trong tất cả con người. Điều này giải thích tại sao vi phạm với chính tôi cũng đáng bị phản đối như vi phạm với người khác. Nó cũng giải thích tại sao các nguyên tắc tôn trọng kiểu Kant thích hợp với các học thuyết về quyền con người. Với Kant, công lý đòi hỏi chúng ta bảo vệ quyền con người của tất cả mọi người, bất kể họ sống ở đâu hay mức độ chúng ta quen biết họ, đơn giản chỉ vì họ là con người, có lý trí, và vì thế đáng được tôn trọng.

Đạo đức và tự do

Chúng ta bây giờ có thể thấy cách Kant kết nối đạo đức với tự do. Hành động có đạo đức là hành động vì nghĩa vụ - vì lợi ích của quy tắc đạo đức. Quy tắc đạo đức bao gồm mệnh lệnh tuyệt đối, một nguyên tắc đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng con người - có mục đích tự thân. Chỉ khi hành động theo mệnh lệnh tuyệt đối, tôi mới hành động tự do. Bất cứ khi nào hành động theo mệnh lệnh giả thuyết, tôi hành động vì lợi ích của mục tiêu bên ngoài áp đặt. Nhưng trong trường hợp đó, tôi không thực sự tự do, ý chí của tôi không phải do chính bản thân tôi mà do yếu tố bên ngoài xác lập, do nhu cầu hay bởi những mong muốn, ước vọng nhất thời của tôi.

Tôi có thể thoát khỏi sự chi phối của tự nhiên và hoàn cảnh nhờ hành động tự chủ - theo quy tắc tôi tự đặt ra cho chính mình. Quy tắc đó phải là vô điều kiện bất kể ước vọng và mong muốn cụ thể của tôi. Vì thế, đã có sự kết nối giữa khái niệm khe khắt về tự do và đạo đức của Kant.

Hành động tự do (tự chủ), và hành động có đạo đức (theo mệnh lệnh tuyệt đối) là một và giống nhau. Cách suy nghĩ về đạo đức và tự do này khiến Kant phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa vị lợi.

Nỗ lực đặt nền tảng đạo đức trên một số mối quan tâm hoặc mong muốn cụ thể (chẳng hạn như hạnh phúc hoặc ích lợi) thất bại hoàn toàn. “Những gì họ khám phá ra không phải là nghĩa vụ, mà chỉ là sự cần thiết phải hành động vì một số lợi ích”. Nhưng bất kỳ nguyên tắc nào dựa trên lợi ích “chắc chắn mang tính có điều kiện và không thể trở thành quy tắc đạo đức”.

 

Câu hỏi cho Kant

 

Triết lý đạo đức của Kant có tác động mạnh mẽ và sâu rộng, tuy nhiên lại có vẻ khó hiểu, đặc biệt là lúc ban đầu. Nếu đã tìm hiểu đến đây, bạn có thể nảy sinh một vài thắc mắc. Dưới đây là bốn câu hỏi đặc biệt quan trọng.

 

CÂU HỎI 1: Mệnh lệnh tuyệt đối bảo chúng ta đối xử với tất cả mọi người với sự tôn trọng, như một mục đích tự thân. Điều này có giống Quy tắc vàng (“Hãy làm cho người khác như ta muốn họ làm cho mình”) của Cơ đốc giáo không?

 

ĐÁP: Quy tắc vàng tùy thuộc vào cách mọi người muốn được đối xử như thế nào. Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi chúng ta tách khỏi những sự ngẫu nhiên đó và tôn trọng con người là sinh vật có lý trí, bất kể họ muốn gì trong một tình huống cụ thể.

 

Giả sử bạn biết anh trai mình chết vì tai nạn xe hơi. Người mẹ già yếu đang nằm trong viện điều dưỡng của bạn hỏi thăm người anh trai. Bạn bị giằng xé giữa việc nói cho mẹ sự thật và quan ngại tình trạng sức khỏe của bà. Bạn băn khoăn giữa việc nói cho mẹ sự thật hay tránh cho bà bị sốc bằng cách giấu tin buồn đi. Việc đúng phải làm là gì? Quy tắc vàng sẽ hỏi “Bạn muốn được đối xử như thế nào trong tình huống tương tự thế?”. Tất nhiên, câu trả lời còn tùy. Một số người muốn tránh đi những sự thật khắc nghiệt vào những giây phút mong manh, trong khi những người khác luôn muốn sự thật, cho dù đau đớn đến đâu. Bạn cũng có thể kết luận, nếu ở trong tình cảnh của mẹ, thà mình không được biết còn hơn.

 

Tuy nhiên với Kant, thật sai lầm khi đặt câu hỏi này. Cảm nhận của bạn (hoặc mẹ bạn) trong tình huống này không quan trọng, vấn đề là đối xử với con người như sinh vật có lý trí, đáng tôn trọng. Đây là trường hợp mà sự cảm thông có thể chỉ về một hướng và tôn trọng kiểu Kant chỉ theo hướng khác. Theo quan điểm mệnh lệnh tuyệt đối, lừa dối người mẹ vì sự quan tâm đến cảm giác của bà được cho là sử dụng bà như phương tiện để bà vừa lòng chứ không phải tôn trọng bà như sinh vật có lý trí.

 

CÂU HỎI 2: Dường như Kant cho rằng thực hiện nghĩa vụ và hành động tự chủ là một và giống nhau. Nhưng sao lại thế? Hành động theo nghĩa vụ có nghĩa là tuân theo một quy tắc. Làm thế nào mà tuân thủ một quy tắc lại tương thích với tự do?

 

ĐÁP: Nghĩa vụ và tự chủ đi cùng nhau chỉ trong trường hợp đặc biệt duy nhất, khi tôi là tác giả của quy tắc tôi có nghĩa vụ tuân thủ. Phẩm giá của tôi - một người tự do - không ở chỗ tôi là đối tượng tuân thủ quy tắc đạo đức mà ở chỗ tôi là tác giả “của quy tắc này... và tuân thủ nó chỉ trên cơ sở này”. Khi tuân thủ mệnh lệnh tuyệt đối, chúng ta tuân theo quy tắc chính mình chọn. “Nhân phẩm con người chính là nằm ở khả năng người đó tạo ra quy tắc có tính phổ quát, mặc dù với điều kiện là bản thân người đó chịu sự chi phối của chính quy tắc người đó tạo ra”.

 

CÂU HỎI 3: Nếu tự chủ có nghĩa là hành động theo quy tắc tôi đặt ra cho chính mình, điều gì đảm bảo tất cả mọi người sẽ chọn cùng một quy tắc đạo đức? Nếu mệnh lệnh tuyệt đối là sản phẩm ý chí của tôi, phải chăng những người khác nhau sẽ đưa ra các mệnh lệnh tuyệt đối khác nhau? Dường như Kant cho rằng tất cả chúng ta sẽ chấp nhận cùng một quy tắc đạo đức. Nhưng làm thế nào ông có thể chắc chắn những người khác nhau sẽ không suy nghĩ khác nhau, và dẫn đến các quy tắc đạo đức khác nhau?

 

ĐÁP: Khi muốn tuân theo quy tắc đạo đức, chúng ta không lựa chọn như bạn và tôi, những con người cụ thể, mà là những hữu thể có lý trí, là người tham gia trong cái Kant gọi “lý trí thực tiễn thuần túy”. Vì vậy, thật sai lầm khi nghĩ những quy tắc đạo đức là do chúng ta - những cá thể - định đoạt. Tất nhiên, nếu suy lý từ những lợi ích, mong muốn, và mục tiêu cụ thể, chúng ta có thể dẫn đến bất kỳ nguyên tắc nào. Nhưng đây không phải là nguyên tắc đạo đức, chỉ là nguyên tắc khôn ngoan. Nếu áp dụng lý trí thực tiễn thuần túy, chúng ta bỏ đi những mối quan tâm, lợi ích cụ thể của mình. Điều này có nghĩa tất cả mọi người áp dụng lý trí thực tiễn thuần túy sẽ có cùng một kết luận - mệnh lệnh tuyệt đối duy nhất (có tính phổ quát). “Do đó, ý chí tự do và ý chí theo quy tắc đạo đức là một và giống hệt nhau”.

 

CÂU HỎI 4: Kant cho rằng nếu đạo đức không chỉ là vấn đề tính toán khôn ngoan, nó phải có hình thức mệnh lệnh tuyệt đối. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể biết đạo đức nằm bên ngoài cuộc chơi của quyền lực và lợi ích? Liệu chúng ta có chắc chắn được mình có khả năng hành động tự chủ, với một ý chí tự do? Nếu các nhà khoa học khám phá ra (ví dụ thông qua hình ảnh chụp não hoặc khoa học thần kinh nhận thức) rằng chúng ta không có ý chí tự do: Điều đó có bác bỏ triết lý đạo đức của Kant không?

 

ĐÁP: Tự do của ý chí không phải là điều mà khoa học có thể chứng minh hay bác bỏ. Đạo đức cũng thế. Con người đúng là sống trong thế giới tự nhiên. Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều có thể được miêu tả dưới nhãn quan vật lý hay sinh học. Khi giơ tay bỏ phiếu, hành động của tôi có thể được giải thích qua cơ bắp, tế bào thần kinh, khớp thần kinh, và các tế bào. Tuy nhiên, nó cũng có thể được giải thích theo ngôn ngữ của ý tưởng và niềm tin Kant cho rằng chúng ta phải hiểu chính mình từ cả hai lập trường - lập trường sinh lý và lập trường thể hiện tác nhân con người (Human agency) tự do.

 

Để trả lời thấu đáo câu hỏi này, tôi cần phải nói thêm một chút về hai lập trường. Chúng ta có thể xét tác nhân con người và các quy tắc điều chỉnh hành động của mình trên hai phương diện. Đây là cách Kant mô tả hai lập trường: “Sinh vật lý trí... có hai quan điểm khi xem xét mình và từ đó có thể biết quy tắc chi phối... tất cả các hành động của mình. Đầu tiên anh ta có thể xem mình thuộc về thế giới khả giác (sensible world), phải tuân theo các quy luật tự nhiên (ngoại trị); và thứ hai, anh ta thuộc về thế giới giả niệm (intelligible world) - tuân theo các quy tắc độc lập với tự nhiên, không dựa trên kinh nghiệm mà chỉ dựa trên lý trí”.

Sự đối lập giữa hai lập trường trên đồng dạng với ba đối lập chúng ta đã thảo luận:

Đối lập 1 (đạo đức): nghĩa vụ - xu hướng

Đối lập 2 (tự do): tự chủ - ngoại trị

Đối lập 3 (lý trí): mệnh lệnh tuyệt đối - mệnh lệnh giả thuyết

Đối lập 4 (lập trường) thế giới khả giác - thế giới giả niệm

 

Là thực thể tự nhiên, tôi thuộc về thế giới khả giác. Hành động của tôi được xác định theo quy luật tự nhiên và các quy luật nhân quả. Đây là các khía cạnh hành động con người mà vật lý, sinh học, và thần kinh học có thể mô tả. Là sinh vật có lý trí, tôi sống ở một thế giới giả niệm. Ở đây độc lập với quy luật tự nhiên, tôi có khả năng tự chủ, có khả năng hành động theo quy tắc tôi định ra cho chính mình. Kant cho rằng chỉ đứng trên lập trường thứ hai (giả niệm), tôi mới có thể xem bản thân mình tự do: “tự do là độc lập với các quyết định có nguồn gốc từ thế giới khả giác (và đây là điều luôn được quy cho lý trí)”.

Nếu chỉ là thực thể khả giác, tôi không có khả năng tự do; việc thực hiện ý chí có thể bị một số quan tâm hoặc mong muốn quy định. Tất cả các lựa chọn là lựa chọn ngoại trị, bị việc theo đuổi một mục tiêu nào đó chi phối. Ý chí của tôi không bao giờ là nguyên nhân đầu tiên, chỉ là kết quả của một vài nguyên nhân cố trước, là công cụ của một (hoặc một vài) xung lực hoặc lệch lạc.

Chừng nào còn nghĩ mình tự do, chúng ta không thể nghĩ đến bản thân mình như một thực thể đơn thuần dựa trên kinh nghiệm[20]: “Khi suy nghĩ mình tự do, chúng ta chuyển mình vào trong thế giới giả niệm và ghi nhận tính tự chủ của ý chí cùng với kết quả của nó - đạo đức”.

 

Vì thế - quay trở lại câu hỏi - làm thế nào có mệnh lệnh tuyệt đối? Chỉ vì “ý nghĩ tự do làm cho tôi trở thành thành viên của thế giới giả niệm”. Ý kiến cho rằng chúng ta có thể hành động tự do, chịu trách nhiệm đạo đức về hành dộng của mình và tôn trọng những người khác chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho hành động của họ đòi hỏi chúng ta xét mình theo quan điểm này - quan điểm tác nhân, không chỉ đơn thuần là đối tượng. Nếu bạn thực sự muốn chống lại khái niệm này và cho rằng tự do và trách nhiệm đạo đức của con người là ảo tưởng hoàn toàn, thì lý lẽ của Kant không thể chứng minh bạn sai. Tuy nhiên, sẽ khó có thể hiểu chính mình, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống mà thiếu vắng các khái niệm về tự do và đạo đức. Và, Kant cho rằng, bất cứ quan niệm nào như thế, chuyển chúng ta tới hai lập trường - lập trường tác nhân và lập trường đối tượng. Và một khi thấy ảnh hưởng của hình ảnh này, bạn sẽ thấy tại sao khoa học không thể chứng minh hay bác bỏ khả năng tự do.

Hãy nhớ rằng, Kant cũng thừa nhận chúng ta không chỉ là sinh vật có lý trí. Chúng ta không chỉ sống trong thế giới giả niệm. Nếu chúng ta chỉ là sinh vật có lý trí, không phải tuân theo quy tắc và nguyên tắc của tự nhiên, thì khi đó tất cả các hành động của chúng ta “lúc nào cũng phù hợp với sự tự chủ của ý chí”. Bởi vì chúng ta đồng thời sống trên cả hai lập trường - thế giới tất yếu và thế giới tự do - nên luôn tồn tại một khoảng cách giữa những gì chúng ta làm và những gì chúng ta phải làm, giữa điều được làm và điều lẽ ra phải làm. Một cách khác diễn đạt điều này là nói rằng đạo đức không phải là kinh nghiệm. Nó có một khoảng cách nhất định với thế giới. Nó đưa ra các phán xét về thế giới. Cho dù tiên tiến đến đâu, khoa học không thể chạm đến các vấn đề đạo đức, bởi vì khoa học vận hành trong thế giới khả giác.

Kant viết, “Tranh luận nhằm bác bỏ tự do là điều bất khả thi đối với những triết lý sâu sắc nhất cũng như lý trí của những người bình thường nhất”. Kant lẽ ra đã có thể bổ sung thêm rằng cả ngành khoa học thần kinh nhận thức cũng không thể làm được điều này - cho dù ngành này tinh vi đến đâu. Khoa học có thể nghiên cứu bản chất và tìm hiểu thế giới kinh nghiệm, nhưng không thể trả lời các vấn đề đạo đức hay bác bỏ ý chí tự do. Đó là vì đạo đức và tự do không phải là khái niệm kinh nghiệm. Chúng ta không thể chứng minh chúng tồn tại, nhưng chúng ta không thể cảm nhận cuộc sống đạo đức của mình mà không giả định trước chúng.

Tình dục, sự dối trá và chính trị

Một cách để tìm hiểu triết lý đạo đức của Kant là xem cách ông áp dụng trong một số vấn đề cụ thể. Tôi muốn coi ba lĩnh vực - tình dục, sự dối trá, và chính trị. Triết gia không phải lúc nào cũng là chuyên gia giỏi nhất về cách áp dụng lý thuyết của mình trong thực tế. Nhưng các ứng dụng của Kant thật thú vị vì sự đúng đắn của mình và giúp soi rọi toàn bộ triết lý của ông.

Kant chống lại quan hệ tình dục tùy tiện

Quan điểm của Kant về đạo đức tình dục mang tính truyền thống và bảo thủ. Ông phản đối mọi kiểu quan hệ tình dục ngoài quan hệ vợ chồng. Cho dù tất cả quan điểm của Kant về tình dục thực sự bắt nguồn từ triết lý đạo đức của ông thì điều này không quan trọng bằng các ý tưởng cơ bản chúng phản ánh - chúng ta không sở hữu chính mình và không được hành động tùy thích, ông phản đối quan hệ tình dục tùy tiện (ông coi đó là quan hệ tình dục ngoài hôn nhân) - cho dù hai bên đồng thuận - vì làm như thế là hạ thấp phẩm giá với cả hai phía, ông nghĩ tình dục tùy tiện đáng phản đối vì nó chỉ đáp ứng mong muốn tình dục, không phải tôn trọng nhân tính của người tình.

Ham muốn của người đàn ông với người đàn bà không phải hướng về cô ấy với tư cách là một con người mà vì cô là một người đàn bà, rằng việc cô là một con người không can hệ gì tới người đàn ông; chỉ giới tính của cô mới là đối tượng cho sự ham muốn của anh ta.

Ngay cả khi quan hệ tình dục tùy tiện mà cả hai bên đều thỏa mãn thì “mỗi người trong họ làm ô danh bản chất con người của nhau. Họ dùng con người như công cụ đáp ứng dâm tính và khuynh hướng lệch lạc của họ”. (Vì lý do chúng ta sẽ nói đến sau, Kant cho rằng hôn nhân nâng tình dục lên cao bằng cách đưa nó vượt lên trên sự thỏa mãn thể xác và kết nối với phẩm giá con người).

Chuyển sang câu hỏi liệu mại dâm có đạo đức hay không, Kant hỏi với điều kiện nào thì việc sử dụng khả năng tình dục của chúng ta là phù hợp với đạo đức. Câu trả lời của ông, ở trong tình huống này và cũng như trong các tình huống khác, là chúng ta không được đối xử với người khác hoặc bản thân như các đối tượng đơn thuần. Chúng ta không được sử dụng chính mình một cách tùy thích. Tương phản rõ rệt với quan niệm tự sở hữu của chủ nghĩa tự do cá nhân, Kant khẳng định chúng ta không sở hữu chính mình. Yêu cầu đạo đức rằng chúng ta đối xử với con người như mục đích chứ không chỉ là phương tiện đã giới hạn cách chúng ta đối xử với cơ thể và chính chúng ta. “Ai đó không thể tùy ý sử dụng chính mình vì người đó không phải đồ vật, người đó không phải là tài sản sở hữu của chính anh ta”.

Trong những cuộc tranh luận hiện nay về đạo đức tình dục, những người viện dẫn quyền tự chủ cho rằng cá nhân cần được tự do lựa chọn cách sử dụng cơ thể của mình. Nhưng đây không phải là ý về tự chủ của Kant. Thật nghịch lý, quan niệm về tự chủ của Kant áp đặt một giới hạn nhất định lên cách chúng ta đối xử với bản thân. Bởi vì, như chúng ta đã nói ở trên, tự chủ là bị điều chỉnh bởi quy tắc tôi đặt ra cho chính mình - mệnh lệnh tuyệt đối. Và mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi tôi đối xử với tất cả mọi người (bao gồm cả bản thân tôi) với sự tôn trọng - như một mục đích, không chỉ đơn thuần là phương tiện. Vì thế, đối với Kant, hành động tự chủ đòi hỏi chúng ta đối xử với chính mình với sự tôn trọng. Chúng ta không thể sử dụng cơ thể mình tùy thích.

Thị trường mua bán thận không được phổ biến vào thời đại của Kant, nhưng người giàu có thể mua răng người nghèo để cấy. (Cấy răng (Transplanting of Teeth), bức vẽ của nhà biếm họa Anh nổi tiếng thế kỷ 18 Thomas Rowlandson,vẽ cảnh trong phòng khám của nha sĩ, trong đó nha sĩ nhổ răng từ miệng người nạo ống khói trong khi những mệnh phụ giàu có chờ đợi cấy ghép). Kant coi đây là hành vi vi phạm nhân phẩm. Một người “không có quyền bán chân tay, thậm chí một cái răng”. Làm như vậy là coi chính mình như đồ vật, một phương tiện thuần túy, một công cụ để kiếm tiền.

 

Kant phản đối mại dâm với cùng lý do. “Việc cho phép một người vì lợi nhuận mà chấp nhận bị sử dụng nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục của người khác, tự biến mình thành đối tượng của đòi hỏi đồng nghĩa với việc... biến người đó thành đồ vật thỏa mãn thú tính, giống như thỏa mãn cơn đói bằng một miếng thịt bò”. Con người “không được bán mình vì lợi nhuận, để người khác sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của họ”. Làm như vậy là xem người như một đồ vật thuần túy, một đối tượng để sử dụng. “Nguyên tắc đạo đức cơ bản là con người không phải là tài sản riêng của mình và không thể tùy tiện sử dụng cơ thể mình".

Cách Kant phản đối mại dâm và tình dục tùy tiện hé lộ sự đối lập giữa sự tự chủ như ông quan niệm (ý chí tự do của cá nhân có lý trí) và hành động ưng thuận của các cá nhân. Các quy tắc đạo đức mà chúng ta khám phá qua việc thực hiện ý chí của mình đòi hỏi chúng ta xem nhân loại - chính bản thân mình cũng như người khác - không chỉ là phương tiện đơn thuần mà là một mục đích tự thân. Mặc dù yêu cầu đạo đức này dựa trên sự tự chủ, nó loại bỏ một số hành động mà những người trưởng thành ưng thuận thực hiện, đó là những hành động trái ngược với phẩm giá con người và lòng tự trọng.

Kant kết luận chỉ tình dục trong hôn nhân mới có thể tránh được “hạ thấp phẩm giá con người”. Chỉ khi cả hai người hiến dâng cả bản thân mình cho người kia - không chỉ đơn thuần là khả năng tình dục, tình dục khi đó mới không bị phản đối. Chỉ khi cả hải người chia sẻ với nhau “cả con người, thể xác và tâm hổn, cho dù tốt hay xấu và trong mọi phương diện”, tình dục mới dẫn họ đến “sự hòa hợp giữa con người”. Kant không nói tất cả các cuộc hôn nhân đều mang lại sự hòa hợp kiểu này. Và ông có thể sai khi nghĩ sự hòa hợp như thế không bao giờ có thể xuất hiện ngoài hôn nhân, hoặc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân chỉ là sự thỏa mãn tình dục. Nhưng quan điểm của ông về tình dục nêu bật lên sự khác biệt giữa hai ý tưởng hay bị lẫn lộn trong những cuộc tranh luận đương đại - giữa sự đồng ý một cách không bị trói buộc và tinh thần tôn trọng tự chủ và nhân phẩm con người.

Nói dối kẻ giết người có sai không?

Kant chống đối quyết liệt việc nói dối. Dưới đây là ví dụ điển hình về hành vi thiếu đạo đức trong quyển Nền tảng. Giả sử kẻ sát nhân đến trước cửa nhà bạn để tìm kiếm một người bạn của bạn đang trốn trong nhà. Nói dối kẻ giết người có đúng không? Kant nói không. Phải tuân thủ nghĩa vụ nói thật cho dù có bất kỳ hậu quả nào.

Benjamin Constant, triết gia Pháp cùng thời với Kant đã giữ lập trường không khoan nhượng với vấn đề này. Constant cho rằng nghĩa vụ nói thật chỉ được áp dụng với những người xứng đáng với sự thật, và chắc chắn tên sát nhân không xứng đáng. Kant đáp lại rằng nói dối kẻ giết người là sai, không phải vì nó có hại cho hắn, mà bởi vì nó vi phạm nguyên tắc sự thật: “Đảm bảo tính trung thực trong lời nói là nghĩa vụ chính thức của bất kỳ ai, cho dù người đó hoặc bất kỳ ai khác phải chịu tổn hại lớn lao đến đâu đi chăng nữa”.

Phải thừa nhận việc giúp đỡ tên sát nhân thủ ác là cực kỳ “tổn hại”. Nhưng hãy nhớ, với Kant, đạo đức không phải là về hậu quả mà là về nguyên tắc. Bạn không thể kiểm soát được hậu quả hành động của mình - trong trường hợp này là nói sự thật - vì hậu quả bị nhiều yếu tố ngẫu nhiên tác động. Chẳng hạn bạn biết người bạn của mình sợ kẻ giết người đang trên đường tìm đến nên đã lẻn khỏi nhà qua cửa sau. Kant nói lý do bạn phải nói thật không phải vì kẻ giết người xứng đáng với sự thật, hay lời nói dối sẽ có hại cho hắn. Mà đó là vì lời nói dối - bất kỳ lời nói dối nào “vi phạm bản chất của sự đúng đắn... Do vậy, chân thật (trung thực) trong tất cả các tuyên bố là quy tắc lý trí thiêng liêng và cực kỳ nghiêm ngặt chi phối vô điều kiện mọi thứ, không thừa nhận bất kỳ động cơ cá nhân nào”.

Điều này có vẻ kỳ lạ và cực đoan. Chắc chắn chúng ta không có nghĩa vụ đạo đức để nói với lực lượng S.A của phát xít Đức rằng Anne Frank[21] cùng gia đình cô đang trốn trên gác. Có vẻ như sự nhấn mạnh của Kant về việc nói thật với kẻ sát nhân hoặc là sự áp dụng sai mệnh lệnh tuyệt đốt hoặc chứng minh sự điên rồ của nó.

Mặc dù có vẻ không hợp lý, tôi muốn đưa ra một số lý luận bảo vệ ý kiến của Kant. Mặc dù khác Kant, nhưng cách tôi bảo vệ vẫn mang linh hồn học thuyết của ông, và tôi hy vọng làm sáng tỏ học thuyết này một chút.

 

Hãy tưởng tượng mình trong hoàn cảnh có người bạn nấp trong tủ quần áo và kẻ giết người đứng ở cửa. Dĩ nhiên bạn không muốn giúp tên sát nhân thực hiện kế hoạch thủ ác của mình. Đó là giả định. Bạn không muốn nói bất cứ điều gì để kẻ giết người lần ra người bạn. Câu hỏi là, bạn nói điều gì? Bạn có hai lựa chọn. Bạn có thể hoàn toàn nói dối: “Không, cô ấy không ở đây”. Hoặc bạn có thể nói một sự thật nhưng gây hiểu nhầm: “Một giờ trước đây, tôi thấy cô ấy trên đường, đứng trước cửa hàng tạp hóa”.

Theo quan điểm của Kant, chiến lược thứ hai chấp nhận được về mặt đạo đức, nhưng chiến lược thứ nhất thì không. Bạn có thể coi điều này là lặt vặt quá. Nhưng về mặt đạo đức mà nói, đâu là sự khác biệt giữa một lời nói về mặt kỹ thuật là đúng nhưng gây hiểu lầm và một lời nói dối hoàn toàn? Trong cả hai trường hợp, bạn đều hy vọng đánh lừa kẻ giết người để hắn tin rằng người bạn không trốn trong nhà.

Kant cho rằng có sự khác biệt lớn. Hãy xét lời nói dối vô hại - những lời nói thiếu thành thật không nghiêm trọng, đôi khi được nói ra vì lịch sự, tránh gây tổn thương. Giả sử một người bạn tặng bạn món quà. Bạn mở ra và thấy một cà vạt xấu mà bạn sẽ không bao giờ đeo. Bạn sẽ nói gì? Bạn có thể nói, “Đẹp quá!”. Đấy là “lời nói dối vô hại”. Hoặc bạn có thể nói, “Ôi bạn khách sáo quá!” hoặc “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái cà vạt nào như thế này. Cám ơn nhé”. Giống như lời nói dối vô hại, những tuyên bố này có thể khiến người bạn nghĩ nhầm là bạn thích cái cà vạt. Tuy nhiên những lời nói này vẫn đúng.

Kant sẽ phản đối lời nói dối vô hại, bởi điều này tạo ra ngoại lệ cho quy tắc đạo đức xét về mặt hậu quả. Không làm tổn thương cảm giác của một ai đó là mục tiêu đáng ngưỡng mộ, nhưng điều này phải được thực hiện sao cho nhất quán với mệnh lệnh tuyệt đối điều này đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng phổ quát hóa nguyên tắc hành động của mình. Nếu có thể đưa ra ngoại lệ bất cứ lúc nào chúng ta nghĩ rằng mục đích của mình là đủ sức thuyết phục, thì đặc tính tuyệt đối của quy tắc đạo đức sẽ mất đi. Ngược lại, những tuyên bố đúng nhưng gây hiểu lầm không đe dọa mệnh lệnh tuyệt đối theo cách như thế. Trên thực tế Kant từng viện đến sự khác biệt này khi phải đối mặt với một vấn đề riêng của ông.

Kant có bảo vệ Bill Clinton không?

Một vài năm trước cuộc tranh luận với Constant Kam gặp rắc rối với Vua Friedrich Wilhelm II. Nhà Vua và các nhân viên kiểm duyệt coi những bài viết của ông về tôn giáo là làm ô danh đạo Cơ đốc và yêu cầu ông cam kết kiềm chế trong bất kỳ tuyên bố nào về chủ đề này. Kant trả lời với một tuyên bố cẩn trọng đến từng từ: “Là bề tôi trung thành của Bệ hạ, trong tương lai hạ thần sẽ chấm đứt hoàn toàn tất cả các bài giảng cho đại chúng, hoặc các tiểu luận liên quan đến chủ đề tôn giáo”.

Kant biết rằng, vào thời điểm ông tuyên bố, nhà vua không có khả năng sống lâu hơn. Khi nhà vua chết vài năm sau đó, Kant tự coi mình đã được giải thoát khỏi lời hứa vốn ràng buộc ông “là thần dân trung thành của Bệ hạ”. Kant sau đó giải thích ông đã lựa chọn lời nói của mình “kỹ lưỡng nhất, Vì vậy tôi không bị tước đoạt tự do... mãi mãi, mà chỉ bị tước đoạt khi Bệ hạ còn sống”. Bằng cách tránh thông minh này, con người mẫu mực cho tính trung thực của người Phổ đã thành công trong việc khiến nhân viên kiểm duyệt nhầm lẫn mà không nói dối họ.

Thật quá tỉ mỉ? Có lẽ thế. Nhưng có sự khác biệt về mặt đạo đức giữa lời nói dối cố ý và cách né tránh khéo léo.

Hãy xem cựu Tổng thống Bill Clinton. Không nhân vật nổi tiếng nào ở Mỹ trong những năm gần đây mà chúng ta còn nhớ từng lựa chọn từ ngữ và đưa ra lời phủ nhận cẩn thận hơn ông. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần đầu tiên, khi được hỏi liệu ông đã từng sử dụng thuốc kích thích chưa, Clinton trả lời mình chưa bao giờ vi phạm luật chống thuốc kích thích của Mỹ và tiểu bang nơi mình sinh sống. Nhưng sau này ông thừa nhận đã hút thử cần sa khi học tại Oxford, Anh quốc.

Lời phủ nhận đáng nhớ nhất của ông theo kiểu này là để phản ứng với các báo cáo rằng ông có làm tình trong Nhà Trắng với nữ thực tập sinh 22 tuổi Monica Lewinsky: “Tôi muốn nói một điều với nhân dân Mỹ. Tôi muốn các bạn nghe... Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó, cô Lewinsky”.

Sau này người ta phát hiện Tổng thống có gặp gỡ tình dục với Monica Lewinsky, và vụ bê bối đã dẫn đến thủ tục luận tội. Trong phiên điều trần, một nghị sĩ đảng Cộng hòa tranh cãi với một luật sư của Clinton, Craig Gregory, về việc liệu lời phủ nhận “quan hệ tình dục” của tổng thống có là lời nói dối không:

Hạ nghị sĩ BOBINGLIS: Thưa ông Craig, Tổng thống có nói dối người dân Mỹ khi nói “Tôi không bao giờ làm tình với người phụ nữ đó”? Tổng thống nói dối đúng không?

CRAIG: Tổng thống đã lầm lạc và gây thất vọng.

INGLIS: Chờ một chút, ông ấy có nói dối không?

CRAIG: Với người dân Mỹ, Tổng thống đã làm họ hiểu lầm và không nói cho họ biết sự thật tại thời điểm đó.

INGLIS: Chà chà, vì thế ông sẽ không tin và cá nhân Tổng thống đã khẳng định... rằng không tính hợp pháp hoặc chi tiết kỹ thuật nào được phép làm lu mờ đi chân lý đạo đức. Tổng thống có nói dối người dân Mỹ không khi phát biểu “Tôi không bao giờ làm tình với người phụ nữ đó”?

CRAIG: Tổng thống không tin mình đã làm điều đó và bởi vì cách... cho tôi giải thích, thưa ngài hạ nghị sĩ.

INGLIS: Tổng thống không tin mình đã nói dối?

CRAIG: Không, Tổng thống không tin mình dã nói dối, bởi vì khái niệm về tình dục của Tổng thống là theo định nghĩa trong từ điển. Trên thực tế có đôi điều ông có thể không đồng ý, nhưng trong tâm trí của mình, định nghĩa của Tổng thống không...

INGLIS: OK, tôi hiểu lý lẽ đó.

CRAIG: OK.

INGUS:Thật tuyệt, bây giờ ông ngồi trước chúng tôi và rút lại tất cả, tất cả lời xin lỗi của Tổng thống.

CRAIG: Không.

INGLIS: Ông đang rút lại hết, đúng không?

CRAIG: Không, tôi không rút.

INGUS: Vì bây giờ ông đang quay trở lại lý lẽ - có nhiều lý lẽ có thể đưa ra ở đây. Một trong số đó là Tổng thống không làm tình với cô ta. Đó là khẩu dâm, không thực sự là làm tình. Bây giờ thì ông ở dây để nói với chúng tôi hôm nay, rằng Tổng thống không có quan hệ tình dục với Monica Lewinsky?

CRAIG: Cái mà Tổng thống nói với nhân dân Mỹ là mình không có quan hệ tình dục. Và tôi hiểu ông sẽ không thích như thế, thưa ngài Hạ nghị sĩ, bởi vì ngài sẽ xem nó như một thủ thuật bảo vệ, một câu trả lời né tránh. Nhưng quan hệ tình dục được định nghĩa trong mọi cuốn từ điển theo một cách nhất định, và Tổng thống không có loại tiếp xúc tình dục như thế với Monica Lewinsky... Vì vậy, ông ta làm người dân Mỹ thất vọng? Vâng. Đó có phải là sai? Vâng. Đáng trách chứ? Đúng thế.

Luật sư của Tổng thống, cũng như chính Clinton thừa nhận, rằng mối quan hệ với cô thực tập sinh là sai, không thích hợp, đáng trách, và rằng tuyên bố của Tổng thống là “lạc lối và gây thất vọng” cho công chúng. Điều duy nhất ông từ chối thừa nhận là Tổng thống nói dối.

Lời phủ nhận đó có gì sai? Lời giải thích có thể không đơn giản chỉ là trên khía cạnh pháp luật, việc nói dối khi tuyên thệ - trong khi công khai hay trước tòa là cơ sở cho tội khai man. Tuyên bố của Clinton không phải là tuyên thệ nhưng được chiếu trên truyền hình cho công chúng Mỹ. Và cả người chất vấn của đảng Cộng hòa và luật sư bảo vệ Clinton đều cho rằng điểm mấu chốt nằm ở việc xét xem Clinton nói dối hay chỉ là “lầm lạc và gây thất vọng”. Cuộc tranh cãi nảy lửa quanh chữ L (Lie-nói dối) - “Tổng thống có nói dối không” - ủng hộ tư tưởng kiểu Kant cho rằng có sự khác biệt đáng kể về mặt đạo đức giữa một lời nói dối và một sự thật gây hiểu lầm.

Nhưng điều khác biệt đó là gì? Mục đích là như nhau trong cả hai trường hợp. Dù nói dối tên sát nhân đứng trước cửa hoặc đưa ra một thông tin gây hiểu lầm, ý định của tôi là đánh lừa hắn rằng người bạn của tôi không trốn trong nhà. Và dựa trên lý thuyết đạo đức của Kant, chính ý định, hoặc động cơ, mới quan trọng.

Tôi nghĩ sự khác biệt này là: Một sự thoái thác cẩn trọng sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với nghĩa vụ nói thật, theo cách mà lời nói dối hoàn toàn không thể hiện. Bất cứ người nào vất vả trong việc tạo ra một lời nói về mặt kỹ thuật là đúng nhưng gây nhầm lẫn (trong khi một lời nói dối đơn giản sẽ có hiệu quả tương tự) tôn trọng quy tắc đạo đức - cho dù lời nói có quanh co.

Một sự thật gây hiểu lầm bao gồm hai chứ không phải một động cơ. Nếu tôi chỉ đơn giản nói dối kẻ giết người, tôi hành động vì động cơ bảo vệ người bạn của tôi không bị hại. Nếu tôi nói với kẻ giết người là tôi mới nhìn thấy người bạn ở cửa hàng tạp hóa, tôi hành động theo hai động cơ: bảo vệ người bạn đồng thời tuân thủ nghĩa vụ nói thật. Ở cả hai trường hợp, tôi theo đuổi một mục tiêu đáng ngưỡng mộ - bảo vệ người bạn. Nhưng chỉ trong trường hợp thứ hai tôi theo đuổi mục đích này theo cách phù hợp với động cơ nghĩa vụ.

Một số người có thể phản đối, rằng giống một lời nói dối, một lời nói đúng nhưng gây hiểu lầm không thể được phổ quát hóa mà không mâu thuẫn. Nhưng xem xét sự khác biệt: Nếu mọi người nói dối khi đối mặt với kẻ giết người đứng trước cửa hoặc một bê bối tình dục đáng xấu hổ, thì sau đó không còn ai tin vào phát biểu như vậy, và chúng vô dụng. Sự thật gây hiểu lầm cũng thế. Nếu mọi người thấy mình trong một tình thế nguy hiểm hoặc khó xử đều sử dụng cách nói vòng quanh, mọi người sẽ không nhất thiết phải tin họ, thay vào đó, mọi người sẽ học cách lắng nghe như luật sư và phân tích phát biểu đó cẩn thận tới từng từ. Đây chính là điều xảy ra khi báo chí và công chúng đã quen thuộc với các phủ nhận cẩn thận đến từng từ của Clinton.

Kant không cho rằng trong kiểu vụ việc này, bằng cách nào đó việc mọi người phân tích từng từ lời phủ nhận của các chính trị gia vẫn tốt hơn so với chẳng có ai tin tưởng vào các chính trị gia. Đó sẽ là một lý lẽ hướng tới kết quả. Ý của Kant là một lời nói thật gây hiểu lầm không ép buộc hay tác động lên người nghe theo cách lời nói dối trắng trợn thực hiện. Hoàn toàn có thể một người lắng nghe cẩn thận có thể phát hiện ra.

Vậy có lý do để kết luận rằng, theo lý thuyết đạo đức của Kant, phát biểu đúng nhưng gây hiểu lầm - với kẻ giết người đứng trước cửa, nhân viên kiểm duyệt của Phổ, hay công tố viên đặc biệt - về mặt đạo đức là chấp nhận được theo cách mà nói dối không chấp nhận được. Bạn có thể nghĩ tôi đã làm việc quá vất vả để bảo vệ Kant từ vị trí không hợp lý: không bao giờ bào chữa được ý kiến của Kant cho rằng thật sai lầm khi nói dối kẻ giết người đứng trước cửa.

Nhưng sự khác biệt giữa một lời nói dối trắng trợn và một sự thật gây hiểu lầm sẽ giúp minh họa học thuyết đạo đức Kant và sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa Bill Clinton và Kant.

Kant và công lý

Không giống Aristotle, Bentham và Mill, Kant không có tác phẩm lớn về lý thuyết chính trị mà chỉ có một số bài tiểu luận. Ấy vậy mà lý lẽ về đạo đức và tự do xuất hiện trong những bài viết về đạo đức của ông có ảnh hưởng sâu rộng lên tư duy về công lý. Mặc dù Kant không chỉ ra những tác động cụ thể, lý thuyết chính trị mà ông ủng hộ bác bỏ chủ nghĩa vị lợi vốn chủ trương công lý dựa trên khế ước xã hội.

Trước tiên, Kant bác bỏ chủ nghĩa vị lợi, không chỉ trên phương diện là cơ sở cho đạo đức cá nhân mà cả trên phương diện là cơ sở cho pháp luật. Theo quan điểm của ông, hiến pháp công bằng có mục tiêu làm hài hòa tự do của mỗi cá nhân với tự do của tất cả nhưng người khác. Nó chẳng liên quan gì đến việc tối đa hóa lợi ích, vốn “không được can thiệp” vào việc định rõ các quyền cơ bản. Vì mọi người “có quan điểm khác nhau về mục tiêu hạnh phúc và những gì là hạnh phúc”, nên tính ích lợi không thể là cơ sở của công lý và các quyền. Vì sao không được? Bởi vì việc đặt quyền trên nền tảng ích lợi sẽ đòi hỏi xã hội khẳng định hoặc xác nhận một quan niệm về hạnh phúc nổi trội hơn những quan niệm khác. Đặt hiến pháp trên cơ sở một quan niệm nào đó về hạnh phúc (chẳng hạn quan niệm đa số) sẽ lấn át một số giá trị của những người khác, điều này không tôn trọng quyền mỗi người theo đuổi mục đích riêng của mình. Kant viết: “Không một ai có thể buộc tôi phải hạnh phúc theo quan niệm về hạnh phúc của người đó, bởi vì từng cá nhân có thể tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình theo bất cứ cách nào người ấy cảm thấy phù hợp, miễn không xâm phạm đến quyền tự do của người khác” làm điều tương tự.

Đặc điểm đặc biệt thứ hai trong lý luận chính trị của Kant là coi công lý và quyền bắt nguồn từ khế ước xã hội - nhưng một khế ước xã hội với những lắt léo gây lúng túng. Trước đó, các nhà tư tưởng về khế ước, kể cả Locke, lập luận rằng chính quyền hợp pháp sinh ra từ khế ước xã hội giữa những người đàn ông và phụ nữ, tại một thời điểm nào đó, cùng quyết định với nhau về các nguyên tắc chi phối cuộc sống chung của họ.

Kant coi khế ước khác hẳn. Mặc dù chính phủ hợp pháp phải được dựa trên một khế ước ban đầu, “không có cách nào khác, chúng ta cần giả định khế ước này..., thực sự tồn tại như một thực tế, bởi vì không thể không như thế”. Kant cho rằng khế ước ban đầu không có thực mà chỉ có trong tưởng tượng.

Tại sao tạo ra bản hiến pháp công bằng từ một khế ước tưởng tượng chứ không phải một khế ước thực? Một lý do là tính thực tế: Thật rất khó có thể chứng minh về mặt lịch sử, trong lịch sử xa xưa của các quốc gia, có tồn tại bất cứ khế ước xã hội nào. Lý do thứ hai là triết học: Nguyên tắc đạo đức không thể chỉ bắt nguồn từ sự kiện mang tính kinh nghiệm. Cũng như quy tắc đạo đức không thể dựa trên lợi ích hay mong muốn của cá nhân, nguyên tắc công lý không thể dựa trên lợi ích hoặc mong muốn của cộng đồng. Việc ngày xưa chỉ một nhóm người đồng ý về hiến pháp không đủ để làm cho hiến pháp đó công bằng.

cLoại khế ước tưởng tượng nào có thể tránh được vấn đề này? Kant chỉ đơn giản gọi nó là “một ý tưởng của lý trí, mà dù sao cũng rất thực tế, vì có thể buộc tất cả các nhà lập pháp đưa ra các điều luật như thế bởi ý chí thống nhất của toàn bộ quốc gia”, và buộc mỗi công dân “như thể đã đồng ý”. Kant kết luận hành động đồng ý tập thể mang tính tưởng tượng này “là thử nghiệm tính đúng đắn cho bất kỳ điều luật nào”.

 

Kant đã không mô tả cho chúng ta biết khế ước tưởng tượng này ra sao và nó tạo ra nguyên tắc công lý gì. Gần hai thế kỷ sau, John Rawls - một triết gia chính trị người Mỹ sẽ cố gắng trả lời chúng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Case study: Economic Transformation in Vietnam