Bất hòa nhận thức (Cognitive Dissonance) là gì?

Bất hòa nhận thức (Cognitive Dissonance) là gì?

Con người ta luôn tìm kiếm sự thống nhất giữa những niềm tin và cách nhìn nhận của mình. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi một trong những niềm tin của bạn xung đột với niềm tin đã lỡ có từ trước ? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm ra những hành vi đi ngược lại với những niềm tin trong bạn ?

People tend to seek consistency in their beliefs and perceptions. So what happens when one of your beliefs conflicts with another previously held belief? Or what happens if you engage in behaviors that are in conflict with your beliefs?

Thuật ngữ bất hòa nhận thức được sử dụng để mô tả cảm giác khó chịu khi chủ thể có 2 niềm tin xung đột với nhau. Khi có sự bất nhất giữa những niềm tin và hành vi, chủ thể buộc phải thay đổi thứ gì đó để xóa bỏ hoặc giảm bớt sự bất hòa này.

The term cognitive dissonance is used to describe the feelings of discomfort that result from holding two conflicting beliefs. When there is an inconsistency between beliefs and behaviors, something must change in order to eliminate or reduce the dissonance.

Vậy chính xác thì bất hòa nhận thức vận hành và ảnh hưởng như thế nào lên cách tư duy và hành xử của chúng ta?

How exactly does cognitive dissonance work and how does it influence how we think and behave?



Định nghĩa. Definition

Nhà tâm lý học Leon Festinger đã đưa ra một học thuyết về bất hòa nhận thức, tập trung vào cách con người ta cố gắng đạt được sự thống nhất bên trong tâm trí mình. Ông cho rằng bên trong mỗi người đều có một nhu cầu bảo đảm những niềm tin và hành vi của mình phải nhất quán với nhau. Những niềm tin bất nhất hay xung đột làm ta cảm thấy cực kỳ khó chịu, vậy nên ai cũng cố gắng tránh né tình trạng này.

Psychologist Leon Festinger proposed a theory of cognitive dissonance centered on how people try to reach internal consistency. He suggested that people have an inner need to ensure that their beliefs and behaviors are consistent. Inconsistent or conflicting beliefs lead to disharmony, which people strive to avoid.

Trong cuốn Một học thuyết về Bất hòa nhận thức, Festinger đã giải thích rằng, “Bất hòa nhận thức có thể được xem là một tình trạng tiền đề đưa đến hành động hướng đến giảm bất hòa, như kiểu cơn đói khiến chủ thể hành động để giảm cơn đói. Đây là một kiểu động lực rất khác biệt với cái động lực mà bấy lâu nay các nhà tâm lý học vẫn đang tập trung, thế nhưng, lại vô cũng mạnh mẽ.”


In his book A Theory of Cognitive Dissonance, Festinger explained, “Cognitive dissonance can be seen as an antecedent condition which leads to activity oriented toward dissonance reduction just as hunger leads toward activity oriented toward hunger reduction. It is a very different motivation from what psychologists are used to dealing with but, as we shall see, nonetheless powerful.”

Những yếu tố ảnh hưởng. Influential Factors

Mức độ bất hòa mà ta cảm thấy có thể phụ thuộc vào một số các yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ ta coi trọng một niềm tin cụ thể nào đó và mức độ bất nhất giữa các niềm tin.

The degree of dissonance people experience can depend on a few different factors, including how highly we value a particular belief and the degree to which our beliefs are inconsistent.

Nói chung, cường độ tình trạng bất hòa có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố.

The overall strength of the dissonance can also be influenced by several factors.

– Những góc nhìn nhận nào càng mang tính cá nhân, của riêng chủ thể, như những niềm tin về bản thân, sẽ càng có xu hướng đưa đến bất hòa lớn hơn.

Cognitions that are more personal, such as beliefs about the self, tend to result in greater dissonance.

– Tầm quan trọng của những kiểu nhận thức này cũng đóng một vai trò nhất định. Những thứ nào liên quan đến niềm tin được coi trọng nhiều thường sẽ đưa đến bất hòa mạnh mẽ hơn.

The importance of the cognitions also plays a role. Things that involve beliefs that are highly valued typically result in stronger dissonance.

– Tỷ lệ giữa những suy nghĩ bất hòa và những suy nghĩ hòa hợp có thể đóng một vai trò quyết định cường độ của những cảm giác khó chịu này.

The ratio between dissonant thoughts and consonant thoughts can also play a role in how strong the feelings of dissonance are.

– Bất hòa càng lớn thì áp lực giải tỏa cảm giác khó chịu càng gia tăng theo.

The greater the strength of the dissonance, the more pressure there is to relieve the feelings of discomfort.

– Bất hòa nhận thức thường tác động mạnh lên hành vi và hành động của chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc xét một vài ví dụ về cách thức vận hành của nó.

Cognitive dissonance can often have a powerful influence on our behaviors and actions. Let’s start by looking at some examples of how this works.

Ví dụ. Examples


Bất hòa nhận thức có thể xuất hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng nó đặc biệt rõ ràng trong những tình huống khi hành vi của chủ thể xung đột với những niềm tin gắn liền với bản dạng cá nhân tự thân của người ấy. Ví dụ, hãy cân nhắc một tình huống: một người đàn ông coi trọng trách nhiệm của mình với môi trường vừa mới mua một chiếc xe mới, và rồi sau đó mới vỡ lẽ ra là xe này không tiết kiệm nhiên liệu lắm.


Cognitive dissonance can occur in many areas of life, but it is particularly evident in situations where an individual’s behavior conflicts with beliefs that are integral to his or her self-identity. For example, consider a situation in which a man who places a value on being environmentally responsible just purchased a new car that he later discovers does not get great gas mileage.


Xung đột: The conflict:


– Người đàn ông cảm thấy việc bảo vệ môi trường là quan trọng. It is important for the man to take care of the environment.


– Ông ta đang lái một chiếc xe không thân thiện với môi trường. He is driving a car that is not environmentally friendly.


Để giảm thiểu bất hòa giữa niềm tin và hành vi, ông này sẽ có một số lựa chọn như sau. Ông ta có thể bán chiếc xe này và mua một cái khác, tiết kiệm nhiên liệu hơn, hoặc ông có thể bớt chú tâm vào trách nhiệm của bản thân với môi trường. Nếu chọn phương án thứ hai, bất hòa của ông ta có thể được giảm thiểu hơn nữa nếu ông ta thực hiện các hành động làm giảm tác động của việc lái phương tiện ngốn nhiên liệu, như tận dụng phương tiện giao thông công cộng thường xuyên hơn hoặc đạp xe đạp đi làm mỗi khi có dịp.


In order to reduce this dissonance between belief and behavior, he has a few different choices. He can sell the car and purchase another one that gets better gas mileage or he can reduce his emphasis on environmental responsibility. In the case of the second option, his dissonance could be further minimized by engaging in actions that reduce the impact of driving a gas-guzzling vehicle, such as utilizing public transportation more frequently or riding his bike to work on occasion.


Một ví dụ thường gặp hơn về bất hòa nhận thức xuất hiện trong các quyết định mua sắm hằng ngày. Hầu hết chúng ta đều muốn tin rằng mình có lựa chọn mua sắm đúng đắn. Khi một sản phẩm hoặc một món hàng ta mua chẳng ra gì thì nó xung đột với niềm tin trước đây của chúng ta về năng lực đưa ra quyết định của bản thân.


A more common example of cognitive dissonance occurs in the purchasing decisions we make on a regular basis. Most people want to hold the belief that they make good choices. When a product or item we purchase turns out badly, it conflicts with our previously existing belief about our decision-making abilities.


Thêm các ví dụ khác. More Examples


Trong cuốn “Học thuyết về Bất hòa nhận thức” xuất bản năm 1957 của mình, Festinger đưa ra một ví dụ về cách đối phó của chủ thể với bất hòa có liên quan đến hành vi về sức khỏe. Những người hút thuốc lá sẽ tiếp tục duy trì hành vi này, thậm chí cả khi họ biết tác hại ghê ghớm của nó lên sức khỏe. Tại sao một ai lại có thể vẫn tiếp tục làm một hành vi mà bản thân họ biết là không tốt, thiếu lành mạnh?


In his 1957 book A Theory of Cognitive Dissonance, Festinger offers one example of how an individual might deal with dissonance related to a health behavior. Individuals who smoke might continue to do so, even though they know it is bad for their health. Why would someone continue engaging in behavior they know is unhealthy?


Theo Festinger, một người có thể quyết định họ coi trọng việc hút thuốc hơn sức khỏe của chính mình, và cho rằng hành vi này vẫn “đáng làm” sau khi cân nhắc rủi ro và việc được tưởng thưởng.


According to Festinger, a person might decide that they value smoking more than his or her health, deeming the behavior “worth it” in terms of risks versus rewards.


Một cách khác để xử lý bất hòa nhận thức là giảm thiểu những trở ngại tiềm ẩn. Người hút thuốc có thể tự thuyết phục bản thân rằng các tác động tiêu cực lên sức khỏe đã họ thổi phồng quá mức. Anh ta cũng có thể xoa dịu những mối lo về sức khỏe bằng cách tự nói với bản thân rằng kiểu gì thì kiểu, mình cũng không thể tránh được tất cả những nguy cơ về sức khỏe đầy rẫy ngoài kia.


Another way to deal with this dissonance is to minimize the potential drawbacks. The smoker might convince himself that the negative health effects have been overstated. He might also assuage his health concerns by telling himself that he cannot avoid every possible risk out there.


Cuối cùng, Festinger cho rằng người hút thuốc có thể cố thuyết phục bản thân mình rằng nếu mình thực sự ngừng hút thuốc thì mình sẽ bị tăng cân, và đây cũng là một nguy cơ về sức khỏe. Theo cách giải thích này, người hút thuốc có thể giảm thiểu trạng thái bất hòa này và tiếp tục hành vi hút thuốc hiện tại.


Finally, Festinger suggested that the smoker might try to convince himself that if he does stop smoking then he will gain weight, which also presents health risks. By using such explanations, the smoker is able to reduce the dissonance and continue the behavior.


Làm sao để giảm thiểu hiện tượng này? How to Reduce It


Theo học thuyết về bất hòa nhận thức của Festinger, con người ta cố tìm kiếm sự thống nhất trong suy nghĩ, niềm tin và quan điểm của bản thân. Vậy nên khi có xung đột trong các thành tố nhận thức này thì con người ta sẽ cố tìm cách giảm thiểu sự bất hòa và cảm giác khó chịu. Họ sẽ nhiều lựa chọn khác nhau để thực hiện.


According to Festinger’s theory of cognitive dissonance, people try to seek consistency in their thoughts, beliefs, and opinions. So when there are conflicts between cognitions, people will take steps to reduce the dissonance and feelings of discomfort. They can go about doing this a few different ways.


Có ba chiến lược chủ đạo giúp làm bớt hay giảm thiểu bất hòa nhận thức:


There are three key strategies to reduce or minimize cognitive dissonance:


Tập trung hơn vào những niềm tin ủng hộ hơn là những niềm tin hay hành vi mâu thuẫn. Focus on more supportive beliefs that outweigh the dissonant belief or behavior.


Ví dụ, con người biết rằng khí thải nhà kính khiến trái đất nóng lên và họ có thể có xung đột/bất hòa nhận thức nếu họ đang lái một phương tiện ngốn nhiều xăng. Để giảm sự bất hòa này, họ có thể tìm kiếm những thông tin giúp đối chọi lại sự liên tưởng giữa khí nhà kính và sự ấm lên toàn cầu. Thông tin mới này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và bất hòa mà người đó đang trải nghiệm.


For example, people who learn that greenhouse emissions result in global warming might experience feelings of dissonance if they drive a gas-guzzling vehicle. In order to reduce this dissonance, they might seek out new information that disputes the connection between greenhouse gasses and global warming. This new information might serve to reduce the discomfort and dissonance that the person experiences.


Giảm tầm quan trọng của niềm tin đang mâu thuẫn. Reduce the importance of conflicting belief.


Ví dụ, một người đàn ông quan tâm đến sức khỏe của mình có thể cảm phấy phiền muộn khi biết rằng ngồi lâu cả ngày có thể gây giảm tuổi thọ. Vì anh này phải làm việc cả ngày ở văn phòng và dành chủ yếu thời gian để ngồi, nên sẽ rất khó để anh này thay đổi hành vi để giảm thiểu cảm giác bất hòa. Để xử lý những cảm giác khó chịu này, anh ta có thể tìm một số cách để điều chỉnh hành vi bằng cách tin rằng những hành vi lành mạnh khác của mình có thể bù đắp đáng kể cho lối sống phải ngồi một chỗ này.


For example, a man who cares about his health might be disturbed to learn that sitting for long periods of time during the day are linked to a shortened lifespan. Since he has to work all day in an office and spends a great deal of time sitting, it is difficult to change his behavior in order to reduce his feelings of dissonance. In order to deal with the feelings of discomfort, he might instead find some way to justify his behavior by believing that his other healthy behaviors make up for his largely sedentary lifestyle.


Thay đổi niềm tin đang mâu thuẫn để khớp với những hành vi hoặc những niềm tin khác. Change the conflicting belief so that it is consistent with other beliefs or behaviors.


Thay đổi nhận thức đang mâu thuẫn là một trong những cách hữu hiệu nhất để đối phó với tình trạng bất hòa, nhưng nó cũng là một trong những con đường gian nan nhất. Đặc biệt là đối với những niềm tin và giá trị tồn tại thâm sâu, việc thay đổi có thể cực kỳ khó thực hiện.


Changing the conflicting cognition is one of the most effective ways of dealing with dissonance, but it is also one of the most difficult. Particularly in the case of deeply held values and beliefs, change can be exceedingly difficult.


Kết luận. Final thoughts.


Bất hòa nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong nhiều phán đoán, quyết định và đánh giá của chúng ta. Nhận biết được sự ảnh hưởng của những niềm tin mâu thuẫn lên quá trình ra quyết định có thể là một cách tuyệt với để cải thiện khả năng đưa ra những lựa chọn vừa nhanh hơn, vừa chính xác hơn. Niềm tin không tương khớp với hành động có thể đưa đến cảm giác khó chịu, nhưng những cảm xúc đó có thể cũng đưa đến sự thay đổi và phát triển tích cực. Trong một số trường hợp, bạn đơn giản là tìm cách hợp lý hóa xung đột đó, nhưng cũng có lúc, bạn có thể thay đổi hoặc niềm tin, hoặc hành vi để tạo nên sự thống nhất giữa chúng.


Cognitive dissonance plays a role in many value judgments, decisions, and evaluations. Becoming aware of how conflicting beliefs impact the decision-making process is a great way to improve your ability to make faster and more accurate choices. Mismatches between your beliefs and your actions can lead to feelings of discomfort, but such feelings can sometimes lead to change and growth. In some instances, you might simply find a way to rationalize away the conflict, but in some cases, you might change either your beliefs or your behavior to make the two consistent.


Ví dụ, nếu bạn tin rằng tập thể dục là quan trọng đối với sức khỏe nhưng lại hiếm khi dành thời gian để vận động cơ thể thì bạn có thể đang gặp tình trạng bất hòa nhận thức. Tình trạng này có thể khiến bạn phải tìm mọi cách để cảm thấy thoải mái hơn bằng cách tăng vận động thể dục mỗi tuần. Trong trường hợp này, thay đổi hành vi để gia tăng sự thống nhất với niềm tin và giảm tình trạng bất hòa nhận thức có thể đóng một vai trò tích cực trong đời sống và sức khỏe của bạn.

For example, if you believe that exercise is important for your health but you rarely make time for physical activity, you may experience cognitive dissonance. This resulting discomfort may lead you to seek relief by increasing the amount of exercise you get each week. In this instance, altering your behavior to increase consistency with your belief and reduce the cognitive dissonance you are experiencing can play a positive role in your life and health.

Tham khảo. View Article Sources

Baumeister, RF & Bushman, B. Social Psychology and Human Nature. Belmont, CA: Thompson Wadworth; 2008.

Cooper, J. Cognitive dissonance: 50 years of a classic theory. London: Sage Publications; 2007.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-cognitive-dissonance-2795012

Như Trang.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Case study: Economic Transformation in Vietnam

Tình huống ôn tập - Quản trị sự thay đổi tại Công ty TNHH Tư Vấn Khảo Sát Xây Dựng VA